Ảnh hưởng của hồ thủy điện plei krông và ialy đến tài nguyên nước dưới đất bằng tài liệu quan trắc động thái nước dưới đất trên địa bàn 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum

Hồ thủy điện Plei Krông được xây dựng trên địa bàn tỉnh Kon Tum, trên sông Krông Pôkô nhánh lớn thuộc phần thượng lưu của sông Sê San, thuộc xã Diên Bình – Đăk Tô, huyện Đăk Hà, huyện Sa Thầy và thành phố Kon Tum. Toàn bộ các hạng mục xây dựng (đạp, nhà máy) công trình thủy điện Plei Krông thuộc địa phận xã Sa Bình, huyện Sa Thầy và xã Kroong, thành phố Kon Tum.

b8_1

Công trình Hồ thủy điện Plei Krông có nhiệm vụ phát điện là chủ yếu. Công suất lắp máy 100MW với sản lượng điện bình quân hàng năm 417,2 triệu kWh. Công trình làm gia tăng thêm  cho các dự án thủy điện ở hạ lưu 289,8 triệu KWh và 181,9 MW công suất đảm bảo.

Công trình thủy điện Ialy  thuộc hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Sêsan, được xây dựng tại một trong những thác nước lớn nhất Việt Nam với độ cao 42 mét. Lòng hồ thủy điện phần lớn nằm trên địa phận huyện Sa Thầy và một phần phía Nam của thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum).

Công trình Nhà máy nằm giáp ranh giữa 2 huyện Chư Pảh (tỉnh Gia Lai) và huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum).

b8_2

Công trình có nhiệm vụ phát điện là chủ yếu, được khởi công xây dựng vào năm 1993; ngăn dòng sông Sê San ngày 12 tháng 12 năm 1995; đóng hầm dẫn dòng tích nước ngày 27 tháng 5 năm 1998. Nhà máy chính thức phát điện tổ máy số 1 và 2 vào tháng 5 và tháng 11 năm 2000; tổ máy 3 và 4 vào tháng 4 và tháng 12 năm 2001.

Tổng công suất lắp đặt 720 MW và điện lượng bình quân nhiều năm là 3,68 tỉ KWh. Nhà máy thủy điện Ialy là công trình lớn thứ 2 đang vận hành sử dụng ở nước ta sau Công trình thủy điện Hòa Bình trên Sông Đà (tính đến năm 2006).

Khi thành lập mạng quan trắc khu vực Tây Nguyên (1991) chưa có hồ thủy điện Plei Krông, nên không thiết kế tuyến quan trắc nghiên cứu cân bằng và mối quan hệ thủy lực giữa nước dưới đất với nước hồ thủy điện Plei Krông. Đến tháng 11 năm 2003 công trình thủy điện Plei Krông chính thức được khởi công và tiến hành tích nước hồ chứa vào tháng 8 năm 2006. Khi tích nước một số công trình quan trắc đã bị ảnh hưởng và phải di chuyển sang vị trí khác do nằm trong vùng ngập và bán ngập của hồ

b8_3

Đoàn cán bộ thực hiện đề tài đi khảo sát thực địa

Trên cơ sở tài liệu quan trắc của các công trình trên tuyên cân bằng, đã xây dựng đồ thị dao động mực nước hồ và dao động nước dưới đất ven hồ thủy điện Ialy, cho thấy quan hệ thủy lực giữa nước dưới đất với nước hồ như sau:

Trên đồ thị dao động mực nước hồ và mực nước dưới đất tuy chu kỳ dao động luôn bám sát nhau nhưng mực nước dưới đất luôn nằm cao hơn mực nước hồ, đỉnh cao nhất của biểu đồ mực nước dưới đất không trùng với đỉnh cao nhất của mực nước sông mà nằm dịch một chút về phía phải. Trong mùa lũ, do gradian thủy lực của nước dưới đất ở đới ven hồ rất lớn nên quá trình thoát của nước ngầm không những không giảm, mà lại còn tăng lên do sự tăng của giá trị cung cấp và bề dày dòng thấm, biên độ dao động của mực nước ngầm có xu thế tăng dần khi ra xa hồ (hình dưới).

b8_4

Đồ thị dao động mực nước tại các công trình quan trắc tuyến Ialy