Tính cấp thiết lập quy hoạch lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình: Góc nhìn chuyên gia.

LVS Hồng – Thái Bình được giới hạn từ 20023’ đến 25030’ vĩ độ Bắc và từ 1000 đến 107010’ kinh độ Đông: Phía Bắc giáp LVS Kim Sa của Trung Quốc; Phía Tây giáp LVS Mê-kông; Phía Nam giáp LVS Mã; Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ. Phần LVS Hồng – Thái Bình trên lãnh thổ Việt Nam có vị trí địa lý từ: 20023’ đến 23022’ vĩ độ Bắc và từ 102010’ đến 107010’ kinh độ Tây. Lưu vực hệ thống sông Thái Bình nằm trọn trong lãnh thổ nước ta.

Theo TS. Nguyễn Chí Công – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực lập quy hoạch thủy lợi và tài nguyên nước thì đây là một dự án trọng điểm và mang tính cấp thiết. Việc lập quy hoạch lưu vực sông Hồng – Thái Bình ngoài ý nghĩa chuyên môn thuần túy thì ý nghĩa về kinh tế, chính trị là rất quan trọng.

Khoản 8 Điều 3 Luật TNN quy định: “Các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh phải gắn với khả năng nguồn nước, bảo vệ TNN; bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, không vượt quá ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa nước và có các biện pháp bảo đảm đời sống dân cư”.

Khoản 2 Điều 16 Luật TNN quy định: “Quy hoạch về thủy lợi, thủy điện, cấp nước, giao thông thủy nội địa và các quy hoạch khác có hoạt động khai thác, sử dụng TNN do bộ, ngành, địa phương lập phải phù hợp với quy hoạch TNN”.

DL151

Hiện nay, trên LVS Hồng – Thái Bình hầu hết đã có quy hoạch của các ngành khai thác, sử dụng nước như thủy lợi, thủy điện, nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt đô thị và nông thôn. Tuy nhiên, các quy hoạch này chỉ tập trung đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng nước của từng ngành mà chưa xem xét đánh giá toàn diện tiềm năng nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước của các ngành khác cũng như nhu cầu bảo đảm dòng chảy tối thiểu và duy trì hệ sinh thái thủy sinh.

Để có thể khai thác, sử dụng và bảo vệ  nguồn nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình bảo đảm phát triển bền, cần thiết phải lập quy hoạch tài nguyên nước, trong đó nội dung về phân bổ nguồn nước cần đặc biệt quan tâm trong các phương án quy hoạch.

Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình được phê duyệt sẽ là công cụ hỗ trợ quản lý tổng hợp tài nguyên nước, đồng thời làm cơ sở cho việc điều chỉnh và định hướng khai thác, sử dụng nước, bảo vệ tài nguyên nước của các ngành cũng như định hướng về hợp tác với các quốc gia láng giềng.

(Thanh Sơn)