Sử dụng công nghệ viễn thám để đánh giá hiện trạng, diễn biến khô hạn, xâm nhập mặn và tìm kiếm các nguồn nước khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Hiện nay, tình hình khô hạn và xâm nhập mặn đang diễn ra phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt của người dân các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, dòng chảy trên các sông Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên tiếp tục giảm dần.  Do thiếu hụt dòng chảy trên các sông và hồ chứa ở khu vực nên trong các tháng tiếp theo của mùa khô tình trạng khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn có khả năng sẽ xảy ra trên diện rộng và khốc liệt hơn.

Trước thực trạng trên đòi hỏi nhà nước cũng như địa phương cần có các biện

pháp như: theo dõi diễn biến, dự báo, đánh giá mức độ khô hạn, xâm nhập mặn. Thành lập bản đồ mô tả hiện trạng khô hạn, xâm nhập mặn qua từng thời kì có thể xem như một phương pháp hiệu quả tạo tiền đề cho việc theo dõi quá trình diễn biến, giúp các nhà quản lý theo dõi, đánh giá mức độ gia tăng và có biện pháp ứng phó kịp thời. Lập bản đồ theo dõi hiện trạng khô hạn, xâm nhập mặn có nghĩa là xác định những khu vực bị ảnh hưởng dựa trên đặc tính đối tượng canh tác nông nghiệp từ đó rút ra nhận xét về tính chất cũng như mức độ ảnh hưởng. Tuy nhiên nếu thực hiện bằng phương pháp như thu thập thông tin mẫu đất, độ mặn, thống kê, nhập liệu…sẽ gây mất rất nhiều thời gian và chi phí.

DL120

Ứng dụng công nghệ viễn thám đã và đang được ứng dụng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên trước hết là tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, giám sát môi trường và trở thành một trong các hướng đi chủ đạo của ứng dụng và phát triển công nghệ viễn thám của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từng bước đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi công nghệ viễn thám phục vụ quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Do đó, sử dụng công nghệ viễn thám để đánh giá hiện trạng, diễn biến khô hạn, xâm nhập mặn và tìm kiếm các nguồn nước khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã được tiến hành nhằm tạo cơ sở cho công tác quản lý, dự báo đánh giá tình hình và có những biện pháp ứng phó, thích nghi nhằm giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất.

Qua đó:

– Đánh giá được hiện trạng lớp phủ mặt đất khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

– Đánh giá được tình hình phân bố các hồ đập, diện tích rừng, phân bố dân cư và hiện trạng sử dụng đất tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

– Giám sát được sự biến động của dòng chính, theo dõi sự biến động của hệ thống sông, suối và dòng chảy khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

– Hỗ trợ các dự án khác xây dựng các bản đồ có liên quan đến địa hình, địa vật thực tế trên địa hình như: hiện trạng mạng sông suối, phân bố dân cư; hiện trạng sử dụng đất; hiện trạng các công trình đập, hồ chứa vùng dự án; sơ đồ địa chất thủy văn; thành lập bộ dữ liệu địa hình địa vật trước khi tiến hành công tác điều tra, đánh giá khô hạn, xâm nhập mặn và tài nguyên nước.

(Hải Lý)