Định hướng cho khai thác bền vững nước dưới đất vùng thành phố Hà Nội

Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị và kinh tế lớn nhất cả nước đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, du lịch và dịch vụ tạo đà cho bước phát triển vượt bậc về nhiều mặt, đồng thời dần khẳng định vị thế chính trị trong trường Quốc tế. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội,  thì nhu cầu về nguồn nước ngày một gia tăng.
Hà Nội có tài nguyên nước dưới đất và nước mặt phong phú, tuy nhiên việc khai thác nước dưới đất chưa được quy hoạch hợp lý như hiện nay đã gây ra hạ thấp mực nước lớn làm ảnh hưởng đến môi trường (sụt lún đất) cũng như chất lượng nguồn nước (ô nhiễm).
Một số định hướng cũng như giải pháp đã được các chuyên gia đưa ra để việc khai thác tài nguyên nước vùng thành phố Hà Nội bền vững:
–    Bãi giếng mới cần được xây dựng tại các vị trí hợp lý để có công suất tối đa, hạ thấp mực nước nhỏ, đảm bảo tác động môi trường là tối thiểu và phải có tính khả thi (các vị trí gần sông, còn quỹ đất) để có thể tiến hành đầu tư thăm dò, xây dựng nhà máy nước
–    Đảm bảo điều chỉnh các bãi giếng cũ là tối thiểu tránh đầu tư lớn và ảnh hưởng đến khai thác hiện nay
–    Giảm công suất một số nhà máy nước ở khu vực nội thành (vùng hạ thấp sâu) có dấu hiệu bị suy thoái cần giảm công suất khai thác hoặc dừng hoạt động, đưa vào dự phòng. Theo kết quả thăm dò nước dưới đất ở các giai đoạn trước cho thấy các giếng khoan bố trí gần sông (sông Hồng và sông Đuống) thường cho lưu lượng rất lớn (5.000 – 6.000 m3/ngđ) và hạ thấp mực nước nhỏ, vì nhận được lượng bổ cập trực tiếp từ sông. Vì vậy, các giếng khoan cần được ưu tiên bố trí gần sông để lưu lượng khai thác của các giếng khoan đạt khoảng 4.500 – 5.000 m3/ngđ/giếng.
–    Tránh các vùng phân bố các lớp bùn sét hữu cơ là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra sụt lún mặt đất, ô nhiễm Asen và Amoni