Nguồn nước dưới đất LVS Hồng – Thái Bình: Đảm bảo cho việc cấp nước sinh hoạt và sản xuất

Lưu vực sông Hồng – Thái Bình được đánh giá là có trữ lượng nước dưới đất ổn định và phong phú. Nguồn nước dưới đất LVS qua nghiên cứu, điều tra và khảo sát được đánh giá như sau:

– Trong các thành hệ chứa nước đá cứng nứt nẻ ở miền núi

Trong các thành hệ chứa nước ở miền núi của lưu vực, chất lượng nước biến đổi phức tạp phụ thuộc vào điều kiện địa chất thủy văn của vùng. Nhìn chung ở vùng đồi núi và các vùng rìa đồng bằng trong các lưu vực sông Đà, sông Thao, Lô Gâm và thượng nguồn Thái Bình nơi  nước dưới đất được nước mưa cung cấp và có sự trao đổi mạnh với nước sông trong vùng không bị ảnh hưởng của triều nước dưới đất nhạt, độ tổng khoáng hóa nhỏ hơn 1 g/l, chủ yếu nhỏ hơn 0,5 g/l. Trong các tầng chứa nước karst nước thuộc dạng Bicacboat can xi là chủ yếu, còn trong các tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng là nước hỗn hợp bicacbonat, Clo, sunphat, canxi magie và natri. Về mặt thành phần hóa học, phần lớn các chỉ tiêu đều đáp ứng nhu cầu cho ăn uống sinh hoạt trừ nước trong các vùng mỏ. Riêng nước trong tầng chứa nước cacbonat có độ cứng hơi cao.

– Trong các thành hệ chứa nước lỗ hổng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ

Trên vùng đồng bằng Bắc Bộ nửa phía tây từ Phú Xuyên, Cẩm Giàng trở về phía Tây nước dưới đất được nước mưa và nước sông cung cấp, có nguồn gốc rửa lũa, độ tổng khoáng hóa nhỏ hơn 1 g/l, đáp ứng yêu cầu cho ăn uống sinh hoạt. Vùng phía Đông có sự phân bố giữa nước nhạt và nước mặn. Trong vùng này tầng chứa nước Holocen, trừ lớp trên cùng là nhạt còn phấn lớn các lớp, thấu kính chứa nước nàm sâu là nước lợ, mặn có độ tổng khoán hóa lớn hơn 1g/l.

Tầng chúa nước Pleistocen hình thành nhiều khối nước nhạt xen kẽ trong vùng nước mặn. Khối nước nhạt lớn nhất phân bố trên các huyện Hải Hậu, Nghĩa hưng và một phần thành phố Nam Định, Nam Trực, Trực Ninh, Giao Thủy (Nam Định) Kim Sơn (Ninh Bình). Khối nước nhạt thứ hai phân bố trên khu vực Hưng Hà, Quỳnh Phụ (Thái Bình), Tiên  Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến An (Hải Phòng). Phần lớn diện tích của vùng phía tây nước trong tầng Pleistocen bị mặn.

Kết quả nghiên cứu địa hoá nước dưới đất của tầng xác nhận từ đỉnh đồng bằng đến sông Nhuệ chủ yếu là nước HC03 – Ca, từ sông Nhuệ đến Cẩm Giàng, Ân Thi, Khoái Châu chuyển sang kiểu HC03 – Cl   Ca – Na hoặc Cl- HC03   Na – Ca. Đối với các thấu kính nước nhạt, từ Cl – HCO3 –  Na – Ca chuyển thành nước Cl – Na.

Các kết quả phân tích cho thấy độ pH của nước dưới đất trên toàn lưu vực nằm trong khoảng từ 6 tới 8 đáp ứng nhu cầu cho ăn uống sinh hoạt và sản xuất, trừ một số khu vực nhỏ trong vùng phân bố các quặng sulfua, khu vực mỏ than như Thái Nguyên, (Phấn Mễ, Gang thép Thái Nguyên), Sơn La có độ pH thấp, nước không đáp ứng nhu cầu cho sinh hoạt.

Về kim loại nặng:

– Trong tầng chứa nước karst –  Khe nứt

Kết quả phân tích nước trong các dự án điều tra, thăm dò đánh giá nguồn nước cho thấy hầu hét các mẫu phân tích có hàm lượng các kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Ni, Cd, As) đều nhỏ hơn giới hạn cho phép cho ăn uống sinh hoạt trừ trong các vùng mỏ kim loại.

– Trong vùng đồng bằng Bắc Bộ

Phần lớn các kim loại trong nước dưới đất của trầm tích đệ tứ vùng đồng bằng Bắc Bộ đều có nồng độ thấp, dưới giới hạn cho phép trừ hàm lượng sắt, măng gan và arsenic.  Tuy nhiên hàm lượng sắt và măngan thường dễ xử lý và sau khi qua lọc giảm mạnh, hơn nữa ít nguy hại tới sức khỏe như asrenic. Hầu hết các hệ thống xử lý của các nhà máy nước cho tới các bể lọc xử lý đơn giản trong các hộ gia đình đều loại bỏ được phần lớn hàm lượng sắt, nước sau xử lý đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

Nghiên cứu hàm lượng Arsenic cũng như phương pháp xử lý nguồn nước bị ô nhiêm Arsenic trên phạm vi cả nước nói chung và ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói riêng đã được tiến hành trong một số đề tài nghiên cứu khoa học và dự án về tài nguyên nước.

Tổng hợp kết quả phân tích hàm lượng As trong các mẫu nước từ các giếng khoan, giếng đào trong tất cả các xã thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ trong các tầng chứa nước chủ yếu trong tầng chứa nước Holocen và Pleistocen được chỉ ra ở bảng dưới.

Trong các tỉnh vùng núi thuộc các tiểu lưu vực: thượng lưu sông Thái Bình, sông Lô Gâm, sông Thao, sông Đà hàm lượng As trong nước rất thấp, hầu như đáp ứng tiêu chuẩn cho ăn uống sinh hoạt, trừ nước dưới đất trong các vùng mỏ.

Nước dưới đất vùng đồng bắng Bắc Bộ, đặc biệt trong tầng chứa nước Holocen bi ô nhiễm As. Các tỉnh nước dưới đất bị ô nhiễm As lớn nhất là Hà Nam, với tỷ lệ mẫu có hàm lượng As vượt quá tiêu chuẩn chất lượng nước cho nông thôn (0,05 mg/l) là 51 %,  tiếp theo là Hà Nội (vùng thuộc Hà Tây cũ) 33 %. Toàn vùng đồng bằng số mẫu có hàm lượng As vượt quá 0,05 mg/l là 18,79 %.

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy tầng chứa nước Holocen có tỷ lệ mẫu nước bị ô nhiễm lớn hơn tầng chứa nước Pleistocen.  Thường trong các vùng trầm tích hạt mịn, hàm lượng các vật chất hữu cơ cao, hàm lượng As cao hơn các vùng hạt thô, hàm lượng vật chất hữu cơ ít.

Ngoài ra, ở một số nơi trên vùng đồng Bằng Bắc Bộ như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Nam Định trong một số mẫu nước đã phát hiện thấy hàm lượng Hg cũng cao hơn cho phép. Tuy nhiên, mức độ chính xác của phân tích các chỉ tiêu vi lượng hiện nay ở Việt Nam là chưa cao.