Nước và biến đổi khí hậu: Thử thách cho quản lý tài nguyên nước tổng hợp ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Thời tiết ở Việt Nam những năm gần đây ngày càng bất thường. Hạn hán, ngập lụt, sạt lở, giông tố, bão lũ có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp của nước ta. Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH) do có bờ biển dài. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hướng này, theo đánh giá của các chuyên gia thì việc biến đổi khí hậu đến Nam Trung Bộ và Tây Nguyên sẽ nặng nề hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Trên cơ sở hiện trạng về tài nguyên nước của vùng như: Phần lớn (2/3) dòng chảy mặt ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có nguồn từ nước ngoài. Quá trình công nghiệp hóa, mở rộng diện tích tưới cho nông nghiệp và khai thác năng lượng dòng chảy của những nước này đang gây cho Việt Nam nhiều khó khăn; Sự phân phối nguồn nước không đồng đều theo không gian và thời gian: Tổng lượng mưa trung bình năm của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là cao nhưng phân bố không đều theo không gian; Chất lượng nguồn nước đang suy giảm nghiêm trọng: Dưới áp lực của sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, đô thị hóa, nhu cầu sản xuất lương thực và thực phẩm, thu hẹp diện tích đất đai và diện tích rừng đầu nguồn khiến tài nguyên nước đang được khai thác triệt để khiến việc suy thoái chất lượng nước là khó kiểm soát và ngăn chận hiệu quả; Nhu cầu sử dụng nước dân dụng và công nghiệp ngày càng cao: Do nhu cầu gia tăng sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống, nhu cầu nước trên toàn vùng tăng nhanh chóng.

Việc tìm giải pháp cho việc quản lý tài nguyên nước tổng hợp ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là bài toán cấp thiết cần đặt ra. Một số giải pháp quản lý đã được các chuyên gia nghiên cứu như sau:

Do các đe dọa và thử thách ngày càng lớn lên nguồn nước ở Việt Nam, các cơ quan quản lý tài nguyên và cộng đồng địa phương phải có nhưng mối liên kết tham gia, có cam kết chính trị và đầu tư tài chính một cách hiệu quả trong việc kiểm kê nguồn nước, quy hoạch khai thác, phân phối, sử dụng và bảo vệ môi trường nước. Quy hoạch tài nguyên nước cần làm đồng bộ từ cấp cộng đồng thấp nhất lên trên và không thể giới hạn trong phạm vi một địa phương mà phải đặt trong bối cảnh lớn hơn ở cấp liên vùng.

Cần củng cố, bổ sung và cụ thể hóa hơn nữa Luật Tài nguyên Nước và Luật Bảo vệ Môi trường để đáp ứng những tình huống mới phát sinh ở hiện tại và trong tương lai. Các hành vi làm tổn hại nguồn nước cần phải được chế tài bằng công cụ luật pháp và tòa án.

Các cơ quan quản lý môi trường cần nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường.

Việc khôi phục, trồng và bảo vệ nguồn rừng đầu nguồn và hai bên bờ sông cần phải đẩy mạnh và quản lý chặt chẽ hơn. Xuyên suốt việc quản lý tài nguyên nước hợp lý là việc thường xuyên phải giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng trong việc giữ gìn môi trường, bảo vệ rừng xanh, sử dụng nước tiết kiệm và chống các biểu hiệu làm suy thoái nguồn nước.

Kết hợp đồng bộ các giải pháp ở trên sẽ giải quyết được cơ bản bài toán quản lý tài nguyên nước tổng hợp ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong thời kì biến đổi khí hậu