Một số công cụ mô phỏng kết quả dự báo tài nguyên nước dưới đất được sử dụng trên thế giới

Đối với lĩnh vực tài nguyên nước dưới đất nói riêng và tài nguyên nước nói chung ở trên thế giới có thể kể đến một số công trình tiêu biểu có sử dụng một số bộ công cụ như sau:

1. Joanne Craven, Hector Angarita, G.A.Corzo Perez, và Daniel Vasquez (2017). Phát triển và thử nghiệm công cụ quản lý lưu vực sông phục vụ cho tích hợp quản lý lưu vực sông Magdalena-Cauca. Tạp chí mô hình hóa và phần mềm hóa môi trường. Trong đó tác giả phát triển phần mềm có tên là SimBasin nhằm mục đích mô hình hóa các mối quan hệ phức tạp của lưu vực sông Magdalena-Cauca, Colombia và tạo ra một công cụ để các nhà làm chính sách và khoa học có thể đối thoại được thuận lợi. Người sử dụng sẽ có nhiệm vụ phát triển một lưu vực giả tưởng trong vòng 30 năm tới và các thay đổi đối trên lưu vực sẽ được mô hình hóa bằng mô hình cân bằng nước WEAP. Phần trung tâm của công cụ là mô hình cân bằng nước với các thông số được thiết lập tương ứng với đặc trưng địa hình, sử dụng đất của lưu vực sông nghiên cứu. Đầu vào của mô hình là các đặc trưng khí hậu thủy văn của lưu vực sông dựa trên các kịch bản biến đối khí hậu, định hướng phát triển kinh tế – xã hội, và các tùy chọn do người dùng thiết lập

Nguyên tắc hoạt động cơ bản của bộ công cụ như sau: người dùng tùy biến các lựa chọn để phát triển lưu vực sông trong tương lai như xây mới đập thủy điện, mở rộng đập thủy điện đã có, mở rộng khu nông nghiệp, thay đổi phương pháp sản xuất nông nghiệp, xây dựng khu bảo tồn tự nhiên, phục hồi khu bảo tồn tự nhiên, xây đê, xây đường thoát lũ, tạo các vùng thoát lũ dựa trên một nguồn tài chính nhất định. Sau khi người dùng chọn cho mình các lựa chọn, thì những yếu tố này sẽ được thêm vào mô hình cân bằng nước. Sau đó mô hình sẽ chạy và đưa ra kết quả dựa và tính được một chỉ số nguy cơ. Dựa trên chỉ số này, người dùng có thể đánh giá được các quyết định phát triển lưu vực của mình trong tương lai là có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với lưu vực sông.

2. Nhóm thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Brandeburg Berlin (INKA BB) (2015). Công cụ trị thủy ANAWAK – mô phỏng quản lý tài nguyên nước trong điều kiện biến đổi khí hậu. Berlin và Brandenburg là những nơi có rất nhiều hồ và kênh rạch, đồng thời cũng thuộc các bang ở Đức có luợng mưa thấp nhất. Thành phần cát trong đất cao nên đất ở khu vực này chỉ giữ được một lượng thấp. Ðiều kiện thiên nhiên đã khiến cho khu vực này dễ bị ảnh huởng bởi các hậu quả của biến đổi khí hậu. Vùng Brandeburg Berlin được mô phỏng trong phần mềm ANAWAK. Ba kịch bản biến đổi khí hậu được lựa chọn: Khí hậu khô, khí hậu bình thường, và khí hậu ẩm. Người dùng công cụ sẽ được cách điệu đảm nhiệm vai trò quản lý tài nguyên nước tại Brandenburg trong bối cảnh khí hậu trong vòng 50 năm tới. Người dùng sẽ điều khiển tích cực việc quản lý tài nguyên nước tại các khu vực có điều kiện địa hình khác nhau, đưa ra các biện pháp xây dựng đô thị và kế hoạch sử dụng đất. Người dùng cũng có nhiệm vụ giải quyết mâu thuẫn của người dân và cố gắng cân bằng những yêu cầu khác nhau của người sử dụng nước

3. Chew.C. (2014). Khám phá thế giới của Aqua Republica-sử dụng công cụ mô phỏng để tăng cường quản lý tài nguyên nước. Báo cáo của Viện Thủy lực Đan Mạch (DHI). Là một công cụ được phát triển online để tăng cường nhận thức của mọi người và giáo dục những bên có liên quan tầm quan trọng và thử thách trong việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế trong bối cảnh nhu cầu sử dụng tài nguyên ngày càng tăng cao, nhưng vẫn đáp ứng được mục tiêu phát triển bền vững. Đối tượng sử dụng công cụ là đa dạng từ người làm chính sách, sinh viên đại học, học sinh và tất cả những người có mối quan tâm tới phát triển bền vững. Cộng cụ không giới hạn ở phạm vi một lưu vực cụ thể mà tự tạo ra một lưu vực giả tưởng để người sử dụng có thể phát triển lưu vực đó. Công cụ được xây dựng dựa trên nền mô hình cân bằng nước MIKE BASIN. Mô hình này tạo ra một môi trường mô phỏng thật về tài nguyên nước và thủy văn cho lưu vực giả tưởng.

Nhìn chung, các nghiên cứu ngoài nước đã nêu bật tầm quan trọng của việc phát triển công cụ mô phỏng lưu vực sông dưới dạng 3D, cũng như xu hướng thể hiện các tương tác phực tạp trong một lưu vực sông dưới dạng trực quan nhất có thể

4. Dr Gualbert Oude Essink, Pham Van Hung, Đại học Utrecht, Hà Lan 2017. “Results and progress of research on fresh-saline groundwater resources and dynamics”. Trong kết quả nghiên cứu về quá xâm nhập mặn đồng bằng sông Mekong đã sử dụng bộ công cụ TechPlot để minh họa kết quả chạy mô hình 2 chiều và 3 chiều từ mô hình IMOD SEAWAT. Kết quả thể hiện dưới dạng clip rất sinh động giải thích quá trình xâm nhập mặn do nước biển dâng và hạ và hiện trạng mặn nhạt phân bố theo chiều sâu trong các tầng chứa nước

5. Falk Lindenmaier, Rebecca Bahls, Frank Wagner, 2011. Federal Ministry for Economic Cooperation and Development (BMZ). Final Technical report “Assessment of Groundwater Resources in Nam Dinh province”. Trong báo cáo kỹ thuật về đánh giá tài nguyên nước ngầm tỉnh Nam Định để mô phỏng các mặt cắt 2D và hệ thống cấu trúc 3D của các tầng chứa nước từ cơ sở dữ liệu về địa tầng các lỗ khoan điều tra, thăm dò, quan trắc bằng phần mềm mô phỏng cấu trúc GSI3D. Giao diện của phần mềm gồm các cửa sổ bao gồm thông tin bản đồ bao gồm dưới định dạng dữ liệu vector (shapefiles) hoặc định dạng dữ liệu pixel (bản đồ). Trong cửa sổ bản đồ cũng xác định phạm vi của từng đơn vị địa chất thủy văn.

Hình bên dưới mô phỏng các cửa sổ làm việc của GSI3D, phía trên bên trái: là bản đồ phân bố trầm tích Pliocene, vị trí khoan và mặt cắt nổi bật (màu đỏ); Phía trên bên phải: mô hình cấu trúc các tầng chứa nước 3D; Phía dưới cùng: chi tiết của mặt cắt ngang thể hiện các lớp cách nước, tầng chứa nước và các lỗ khoan