Mô hình đánh giá, dự báo dòng chảy, cân bằng nước trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình

LVS Hồng- Thái Bình gồm hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình:

Hệ thống sông Hồng do các sông Thao, Đà, Lô hợp thành; cả ba sông này đều bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Phần thượng lưu của ba sông này trên lãnh thổ Trung Quốc có tên gọi tương ứng là các sông: Nguyên, Lý Tiên và Bàn Long, trong đó sông Nguyên/sông Thao được coi là dòng chính của sông Hồng.

Hệ thống sông Thái Bình nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam và cũng được hình thành từ 3 nhánh sông lớn là các sông Cầu, Thương và Lục Nam, gặp nhau tại Phả Lại tạo thành dòng chính sông Thái Bình. Về hạ lưu sông có nhiều phân lưu thuộc bờ tả như: sông Kinh Thầy, sông Văn Úc và nhận nước từ sông Hồng chuyển sang qua 2 sông Đuống và sông Luộc.

Phạm vi vùng đánh giá là phần diện tích LVS Hồng thuộc lãnh thổ Việt Nam là 88.680 km2 , được phân thành các tiểu vùng/ LVS gồm:

1. Tiểu LVS Đà;

2. Tiểu LVS Thao;

3. Tiểu LVS Lô – Gâm;

4. Tiểu LVS Cầu – Thương;

5. Vùng đồng bằng sông Hồng – Thái Bình. 

Các mô hình thủy văn, thủy lực sử dụng:

+ Mô hình Mike hydro river: các mô đun mưa dòng chảy RR, thủy lực HD, tải khuếch tán AD, chất lượng nước EcoLab, vận chuyển bùn cát ST.

+ Mô hình Mike hydro Basin: các mô đun thủy văn, chất lượng nước EcoLab.

+ Mô hình Mike 21 mô đun thủy lực HD, mô đun vận chuyển bùn cát ST.

+ Mô đun Mike Customised để liên kết các mô hình ứng dụng của Mike và một số mô hình khác, mô phỏng tổng thể các phương án, liên kết GIS để hiển thị kết quả phương án quy hoạch. 

+ Mô hình số dòng chảy và mô hình số lan truyền vật chất nước dưới đất.

Phạm vi áp dụng mô hình thủy văn cho các lưu vực thượng nguồn các sông Đà, Thao, Lô, Gâm, Đáy, Cà Lồ, Cầu, Thương, Lục Nam, Hoàng Long; mô hình cân bằng nước cho toàn bộ lưu vực và diễn toán thủy lực cho các sông chính vùng Đồng bằng sông Hồng-Thái Bình hạ lưu các hồ chứa lớn.

Sử dụng Mô hình đánh giá, dự báo dòng chảy, cân bằng nước trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình cho:

1. Tính toán, phân tích, đánh giá diễn biến của chế độ dòng chảy (phân phối dòng chảy trong năm) trong thời kỳ 1961-2015, đặc biệt là trong giai đoạn 2000-2015 của các sông: nêu trên trên cơ sở số liệu thực đo dòng chảy tại các trạm thủy văn gần biên giới Việt Nam – Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm: Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa lũ, mùa cạn, tỷ lệ dòng chảy mùa lũ, mùa cạn, ba tháng liên tục có dòng chảy lớn nhất và nhỏ nhất, dòng chảy tháng lớn nhất và nhỏ nhất, dòng chảy ngày nhỏ nhất, thời gian xuất hiện của các đặc trưng dòng chảy này…).  

2. Tính toán phân tích, đánh giá xu thế biến đổi của nguồn nước (các đặc trưng dòng chảy nêu trên) của các sông: Thao, Đà, Lô, Gâm, Chảy trong thời kỳ từ 1961 -2015, 2000-2015 trên cơ sở số liệu dòng chảy tại một số trạm thủy văn trên lãnh thổ Việt Nam ở gần biên giới: Trạm Lào Cai trên sông Thao, trạm Pắc Ma trên sông Đà, trạm Nậm Giàng trên sông Nậm Na, trạm Đạo Đức trên sông Lô, trạm Bảo Lạc trên sông Gâm, trạm Bảo Yên trên sông Chảy.

3. Sơ bộ nhận định về tác động của khai thác, sử dụng nguồn nước trên phần LVS thuộc lãnh thổ Trung Quốc đến nguồn nước sông Hồng chảy vào Việt Nam.

4. Tính toán, đánh giá diễn biến của độ đục và lượng bùn cát lơ lửng của sông Hồng từ Trung Quốc vào Việt Nam theo số liệu đo dòng chảy cát bùn lơ lửng tại các trạm ở gần biên giới: trạm Lào Cai trên sông Thao, trạm Lai Châu trên sông Đà, trạm Nậm Giàng trên sông Nậm Na, trạm Đạo Đức trên sông Lô, trạm Bảo Lạc, chiêm Hóa trên sông Gâm, trạm Bảo Yên trên sông Chảy.

5. Tính toán, phân tích diễn biến của độ đục, lượng bùn cát lơ lửng trung bình năm, trung bình mùa lũ cho các giai đoạn 1961-1980, 1981-2000, 2001-2015, 2005-2015.

+ Nhận định ảnh hưởng của các hoạt động nông lâm nghiệp và các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đến dòng chảy cát bùn lơ lửng của sông Hồng từ Trung Quốc vào Việt Nam. 

6. Dự báo biến động trữ lượng có thể khai thác và dịch chuyển biên mặn dưới tác động của BĐKH và nước biển dâng.

Đánh giá, dự báo dòng chảy, cân bằng nước trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình làm cơ sở để tính toán, đánh giá TNN, tính cân bằng nước đối với từng nguồn nước và cho các tiểu vùng quy hoạch và làm cơ sở lập các phương án phân bổ, bảo vệ và phòng chống tác hại do nước gây ra trên vùng quy hoạch.