Hội thảo “Quy hoạch tài nguyên nước Đồng bằng sông Cửu Long: Phạm vi, phân vùng quy hoạch và các vấn đề về tài nguyên nước”

 

cacvandeSáng ngày 19/5/2017, tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Quy hoạch tài nguyên nước Đồng bằng sông Cửu Long: Phạm vi, phân vùng quy hoạch và các vấn đề về tài nguyên nước”. Tham dự Hội thảo, có ông Tống Ngọc Thanh – Tổng Giám đốc Trung tâm; ông Nguyễn Chí Công – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm, ông Triệu Đức Huy – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm, lãnh đạo các Ban: Quy hoạch tài nguyên nước, Điều tra cơ bản tài nguyên nước mặt, Điều tra cơ bản tài nguyên nước dưới đất,  Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, Quan trắc tài nguyên nước cùng các chuyên gia và đại diện các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

cc_19-5

 Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với địa hình trũng, là hạ lưu của sông Mê Công, cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt… được đánh giá là vùng trữ nước ngọt lớn nhất cả nước. Thế nhưng, trên thực tế, tình trạng suy kiệt nguồn nước trong hệ thống sông, hạ lưu các hồ chứa và nước ngầm ở vùng ĐBSCL đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Do vậy, việc quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước của khu vực ĐBSCL là rất cấp thiết. Dự án “Lập nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Cửu Long” do Trung tâm QH&ĐTTNN quốc gia thực hiện là một dự án rất quan trọng, giải quyết vấn đề tài nguyên nước, đảm bảo khai thác, sử dụng bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường, đặc biệt là trước tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Đức Huy, Phó Trưởng ban Quy hoạch tài nguyên nước, Trung tâm QH&ĐTTNN quốc gia đã trình bày nội dung tổng quan nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Cửu Long, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi của việc quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông này. Ông Nguyễn Đức Huy cũng nêu rõ các vấn để cần giải quyết về tài nguyên nước của ĐBSCL: các vấn đề về cạnh tranh trong khai thác sử dụng; tình hình thiếu nước, khan hiếm nước; thời gian, các khu vực thiếu nước nghiêm trọng cũng như các vấn đề trong phòng chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra.

IMG_2546

Tại Hội thảo, bà Phạm Thị Thu Hương, Phó Trưởng ban Quy hoạch tài nguyên nước, Chủ nhiệm dự án đã trình bày báo cáo “Xác định các vấn đề về tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Cửu Long”. Theo bà Phạm Thị Thu Hương, phân vùng nghiên cứu để xác định các vấn đề về tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Cửu Long bao gồm 4 phân vùng: Vùng tả sông Tiền, vùng giữa sông Tiền – sông Hâu, vùng Tứ giác Long Xuyên và vùng bán đảo Cà Mau.

IMG_2555

Tại mỗi vùng, bà Phạm Thị Thu Hương cũng đặt rõ các vấn đề cần giải quyết trong khai thác sử dụng tài nguyên nước, các vấn đề về bảo vệ tài nguyên nước, các vấn đề trong phòng chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra.

Hội thảo đã nêu lên các nguyên nhân tác động đến đồng bằng sông Cửu Long. Ông Nguyễn Huy Phương, Văn phòng thường trực Ủy ban sông Mê Công cho rằng, các tác động sẽ bất lợi nghiêm trọng tới châu thổ sông Mê Công, chủ yếu do các tác động đồng thời của ảnh hưởng rào cản trên sông, sụt giảm lượng phù sa bùn cát, dinh dưỡng và gia tăng xâm nhập mặn. Sản lượng đánh bắt cá giảm tới 50% và khoảng 10% tổng số loài cá trong vùng sẽ mất. Hiện tượng một lượng lớn phù sa bùn cát lắng đọng trong các hồ chứa sẽ làm giảm khả năng phục hồi của đồng bằng và khiến nó trở nên dễ bị tổn thương trước các hiện tượng nước biển dâng, gia tăng xâm nhập mặn, gia tăng xói lở vùng ven biển. Sụt giảm lượng chất dinh dưỡng lắng đọng theo phù sa bùn cát sẽ làm giảm rất lớn năng suất sinh học của toàn đồng bằng.

IMG_2560

Bàn luận các vấn đề về tài nguyên nước dưới đất cần giải quyết trong quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Cửu Long, ông Ngô Đức Chân, Trưởng phòng Quy hoạch tài nguyên nước, Liên đoàn QH&ĐTTNN miền Nam cũng nêu rõ:  Nước dưới đất (NDĐ) là nguồn nước quan trọng ở ĐBSCL bên cạnh nguồn nước mặt thuộc hệ thống sông Mê Công, NDĐ đã được người dân khai thác sử dụng từ lâu. Theo tiến trình phát triển kinh tế – xã hội, mức độ khai thác sử dung dụng NDĐ ngày càng gia tăng như:

– Xâm nhập mặn, hạn hán kéo dài đã làm suy kiệt nguồn nước ngọt trong hệ thống các sông ngòi, kênh rạch, hồ chứa… ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
– Ô nhiễm nguồn NDĐ chỉ mới phát hiện tại các điểm riêng lẻ mang tính cục bộ. Chất ô nhiễm chủ yếu các hợp chất Nitro và môt số kim loai nặng nhưng hàm lương không cao (dù vươt QCVN 9:26).
– Lún sụt mặt đất, tạo điều kiện cho nước biển dâng cao, mặn nhập sâu. Hiên tại chưa có mạng quan trắc lún ở ĐBSCL nên thông tin này cũng cần phải xem xét lại. Tuy nhiên đây cũng là dấu cho thấy tác động của BĐKH và nước biển dâng xảy ra trong vùng và phần nào cho thấy sụt lún mặt đất có thể đang xảy ra.

Đây là những vấn đề cần giải quyết trong quy hoach tài nguyên nước ở ĐBSCL.

IMG_2562

Đến dự hội thảo, còn có các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tài nguyên nước. Các chuyên gia đã đóng góp những ý kiến rất thiết thực cho dự án quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Cửu Long.

IMG_2563

IMG_2565

IMG_2568

IMG_2570

IMG_2573

IMG_2556

(TTDLQH&ĐTTNN)