Hội thảo kỹ thuật lập nhiệm vụ Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình

lat_17062016_1Sáng ngày 16/6/2016, tại Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đã tổ chức Hội thảo kỹ thuật nhằm tiếp thu ý kiến của các chuyên gia về lập nhiệm vụ Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình. Chủ trì Hội thảo có ông Nguyễn Chí Công – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm QH&ĐTTNNQG và ông Triệu Đức Huy – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm QH&ĐTTNNQG. Tham dự Hội thảo có đại diện các Ban, cùng các chuyên gia đến từ các Trường Đại học Mỏ – Địa chất, Đại học Thủy Lợi, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Thủy lợi, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và Viện Quy hoạch thủy lợi.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Chí Công đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các chuyên gia đến từ các Viện và Trường Đại học, đồng thời mong muốn các chuyên gia có thể xem xét và góp ý về nhiệm vụ Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình để buổi Hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp.

lat_17062016_2

Tại buổi Hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Hà – Trưởng ban Điều tra cơ bản tài nguyên nước mặt trình bày về các mô hình đã được ứng dụng từ trước đến nay, qua đó đề xuất các công cụ mô hình và số lượng tài liệu có thể áp dụng được trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình.

lat_17062016_5

Tại Hội thảo, ông Tô Trung Nghĩa – Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi góp ý: Về phạm vi không gian của dự án, vì liên quan đến các vấn đề về quốc gia nên hiện tại chỉ có thể làm quy hoạch cụ thể tại Việt Nam, còn phía Trung Quốc phải dùng kịch bản để phân tích; thời gian quy hoạch từ năm 2030 – 2050 là hoàn toàn hợp lý, nhưng đối với các phần việc hơn 10 năm thì không thể chỉ dùng các công cụ dự báo mà vẫn phải dùng phương pháp phân tích kịch bản để làm. Đối với nội dung của dự án, để tránh tình trạng rời rạc nên rà soát xem xét toàn bộ mạng lưới của sông Hồng – Thái Bình trước rồi mới bắt đầu đi vào các tiểu lưu vực. Nội dung của nhiệm vụ vẫn còn thiếu nhiều vấn đề cần giải quyết, đơn cử như vấn đề phân lưu của sông Đuống, quy luật phân bổ nguồn nước hay các đề xuất khai thác trên sông Hồng,…

lat_17062016_8

Tiếp lời ông Nghĩa, bà Nguyễn Thị Phương Lâm cũng đồng tình về những thiếu sót trong nội dung nhiệm vụ của Dự án, đặc biệt cần nêu rõ vấn đề bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái. Bà Nguyễn Thị Phương Lâm bổ sung thêm, muốn giải quyết triệt để các vấn đề tồn tại như số lượng nước, chất lượng nước, chức năng nguồn nước, xói lở,…. thì cần tập trung vào quy hoạch các lưu vực và tiểu lưu vực.

lat_17062016_6

lat_17062016_7

lat_17062016_9

lat_17062016_10

Cũng tại buổi Hội thảo, các chuyên gia đã đóng góp nhiều ý kiến, trong đó tập trung chỉ ra vấn đề còn thiếu xót, những yếu tố kỹ thuật cần thực hiện, những thông tin nổi cộm hiện nay trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình như: các vấn đề về liên kết với các dự án khác, vấn đề quy hoạch thủy điện, bùn cát hay các vấn đề về thành lập bản đồ tự bảo vệ, bản đồ mặt cắt,…

lat_17062016_4

(TTDLQHĐTTNN)