Nghiên cứu cấu trúc của mô hình Weap

Những thách thức trong việc quản lý nước ngọt đang ngày càng trở nên phổ biến. Do vậy, việc phân bổ nguồn nước hạn chế đó cho nước dùng cho nông nghiệp, sinh hoạt đô thị và môi trường đòi hỏi sự tích hợp đầy đủ của việc cấp nước, nhu cầu dùng nước, chất lượng nước và cân nhắc về sinh thái. Hệ thống “Đánh giá và Quy hoạch Tài nguyên nước” (WEAP) có mục đích hỗ trợ kết hợp những vấn đề này vào một công cụ tiện lợi cho quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước.Weap là một công cụ phần mềm thân thiện với người dùng sử dụng cách tiếp cận tổng hợp để quy hoạch tài nguyên nước.

Với khả năng lập kịch bản và tính toán nhu cầu nước Weap là một công cụ rất mạnh trong việc lựa chọn hướng phát triển và đề xuất các chiến lược quản lý tài nguyên nước lưu vực. Sử dụng Weap có thể quản lý tài nguyên nước đô thị cũng như nông thôn, cho một lưu vực nhỏ hay cả một hệ thống sông. Hơn nữa,Weap còn có nhiều tính năng khác như phân tích nhu câì sử dụng nước cho các ngành kinh tế, phân phối ưu tiên sử dụng nước, mô phỏng sự hoạt động của các nguồn cung cấp nước( dòng chảy mặt, kho nước ngầm, hồ chứa…), theo dõi ô nhiễm và nhu cầu sinh thái của từng vùng. Ngoài ra phần mềm này còn có thể phân tích tính toán kinh tế các dự án quản lý tài nguyên nước.

Tuy nhiên cấu trúc của WEAP lại khá đơn giản bao gồm 5 thành phần chính gồm: Schematic, Data, Results, Scenario Explorer và Notes.

 

Sơ đồ (Schematic): đây là bước đầu tiên khi thiết lập ứng dụng mô hình WEAP, khung này chứa đựng các công cụ GIS cơ bản cho phép xây dựng hệ thống các đối tượng một cách dễ dàng từ các file có dạng vectơ hay rastơ. Các đối tượng có thể được tạo và định vị bên trong hệ thống bằng việc kéo và thả các đối tượng từ menu. Chúng ta có thể truy xuất một cách nhanh chóng đến các dữ liệu và kết quả với bất kỳ nút nào bằng việc nhấp chuột lên đối tượng quan tâm.

Data( Dữ liệu): Khung dữ liệu cho phép tạo các biến và các mối quan hệ, nhập vào các giả thiết và các tính toán sử dụng các biểu thức toán học hoặc kết nối với Excel một cách linh động như: nhu cầu nước, thông số công trình, nước dưới đất …

d_liu

Results( kết quả): Khung kết quả cho phép trình bày chi tiết và linh hoạt tất cả các dạng kết quả, ở dạng biểu đồ và bảng và trên sơ đồ.

kt_qu

Scenario Explorer: Khung Scenario Explorer cho phép phân tích lựa chọn xây dựng các kịch bản tính toán cân bằng nước dựa trên kịch bản nền hay phân tích đánh giá kết quả tính toán cân bằng nước với việc thay đổi các dữ liệu đầu vào một cách nhanh chóng và trực quan

tng_quan

Notes (Ghi chú): Khung ghi chú cung cấp một không gian để người sử dụng đưa vào toàn bộ các chú thích. dẫn giải về quá trình xây dựng và tính toán với mô hình WEAP.