Việt Nam có lượng mưa trung bình năm khoảng 2000 mm, có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào, song lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian nên thường gây ra lũ lụt về mùa mưa và hạn hán về mùa khô. Nguy cơ nguồn nước bị cạn kiệt, cộng với sự phân bố không đều đang trở thành mối đe dọa cho phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Đặc biệt, tình trạng thiếu nước, khan hiếm nước nghiêm trọng đã xảy ra ở nhiều nơi trên toàn lãnh thổ đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân.
Ở các khu vực trung du và miền núi phía Bắc, đặc biệt là khu vực núi cao thuộc các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng,.. người dân đã quen với tình trạng thiếu nước trong nhiều năm. Nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính là các con suối nhỏ, các mó nước tự khai thông, tuy nhiên lưu lượng từ những nguồn này không đảm bảo cho nhu cầu sử dụng và thường ở xa nơi sinh sống của dân nên việc lấy nước trở nên vô cùng khó khăn.
Nhìn chung, tình trạng thiếu nước, khan hiếm nước sinh hoạt đang là vấn đề nhức nhối tại nhiều địa phương trên cả nước. …….
– Vùng cao tập trung chủ yếu các dân tộc ít người, tỷ lệ được cung cấp nguồn nước sạch thấp;
– Một số mô hình đã thực hiện dùng nước mặt, nước mưa cấp nước sinh hoạt trong mùa khô (hồ treo) nhưng hiệu quả thấp, việc sử dụng nước dưới đất có hiệu quả hơn (thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang; các vùng đã điều tra đánh giá nước dưới đất đã thực hiện ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, miền Trung);
– Các vùng núi cao mức độ phát triển kinh tế thường thấp, năng lực nguồn vốn và kỹ thuật của địa phương không đáp ứng được việc thực hiện các dự án điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất;
– Do đặc điểm địa hình, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, rừng hầu hết đã khai thác chưa kip tái sinh hoặc trồng nên nguồn nước mặt tại các vùng cao thường chỉ có trong mùa mưa, vào mùa khô thường không có hoặc không đáp ứng cho nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt. Do vậy cần điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt cho các vùng cao, vùng khan hiếm nước, để thực hiện được mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội và góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng”ở các khu vực vùng cao;
– Công tác điều tra, đánh giá nước dưới đất phục vụ cấp nước cho nhân dân ở các tỉnh miền núi nói chung trong đó có các vùng cao đặc biệt khó khăn đã được chính phủ giao cho ngành địa chất thực hiện từ những năm 90 thông qua kế hoạch điều tra địa chất hàng năm. Kết quả đã lắp máy bơm điện để khai thác, có bể chứa nước và bàn giao trực tiếp các công trình cấp nước cho các địa phương, kịp thời đáp ứng một phần nhu cầu cấp thiết về nước sinh hoạt cho nhân dân. Tuy nhiên, so với số vùng, số dân còn chưa có nước sạch để sử dụng cần phải điều tra đáp ứng thì những kết quả trên còn rất nhỏ;
Để phục vụ mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại trên phạm vi cả nước, thu hẹp khoảng cách vùng, miền và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh thì việc đảm bảo an ninh nguồn nước nói chung và đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước sinh hoạt nói riêng là một nhiệm vụ cấp bách.
Do số vùng khan hiếm nước do 46 tỉnh yêu cầu nhiều gồm: 1.263 thôn bản, 1.562 xã và 14 huyện.Để phân chia giai đoạn trong quá trình thực hiện dự án, xếp các vùng theo các điều kiện ưu tiên:
– Vùng biên giới;
– Vùng đặc biệt khó khăn;
– Vùng cao;
– Vùng sâu, vùng xa;
– Vùng dân tộc ít người;
(có văn bản của Trung ương: Chính phủ,Ủy ban dân tộc Trung ương);
– Vùng chưa được điều tra nước dưới đất phục vụ cấp nước sinh hoạt (Không trùng với các vùng đã điều tra ở các dự án (đề án) điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất đã tiến hành trước (vùng núi phía Bắc pha I,II, III, dự án 7 tỉnh, 15 tỉnh trung du, miền núi phía bắc, nước vùng núi và Tây Nguyên pha I,II,II, dự án 5 tỉnh Tây nguyên. Các chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và các dự án do nước ngoài tài trợ);
Dự án được thực hiện sẽ mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực về quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, đáp ứng không nhỏ về mặt kinh tế cho nhân dân định cư, cũng như các lực lượng an ninh – quốc phòng đóng tại các vùng cao, vùng biên giới.
Kết quả của dự án sẽ mang lại giá trị to lớn đối với người dân, làm giảm bớt những khó khăn cho cuộc sống vốn đã thiếu thốn, vất vả của người dân ở các vùng cao, vùng khan hiếm nước khu vực miền Trung, từ đó làm cho người dân dần dần ổn định cuộc sống, thêm vững tin vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tích cực góp sức mình trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự xã hội. Kết quả của dự án cũng là một hành động thiết thực góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.