Cách tiếp cận mô hình WEAP

Mô hình WEAP hoạt động trên nguyên tắc cơ bản của cân bằng nước và có thể được áp dụng cho hệ thống cấp nước đô thị và nông nghiệp, một lưu vực sông riêng lẻ hay hệ thống lưu vực sông có biên giới phức tạp. Hơn nữa, WEAP có thể mô phỏng một phạm vi rộng của các thành phần tự nhiên và nhân tạo của các hệ thống này, bao gồm lượng mưa chảy tràn, dòng chảy cơ bản, và sự bổ cập nước dưới đất từ mưa; các phân tích nhu cầu dùng nước theo lĩnh vực; bảo tồn tài nguyên nước; quyền về nước và ưu tiên phân bổ nước, vận hành các hồ chứa; phát điện; giám sát ô nhiễm và chất lượng nước; các đánh giá tổn thương và yêu cầu của hệ sinh thái. Một mô hình phân tích tài chính cũng cho phép người sử dụng để thực hiện điều tra so sánh chi phí-lợi ích cho dự án.

WEAP là công cụ tổng hợp các vấn đề tài nguyên nước trong lĩnh vực thành một thể thống nhất. Đó là sự kết hợp giữa nhu cầu sử dụng nước với việc cung cấp nước. số lượng nước với chất lượng nước. phát triển kinh tế bảo vệ môi trường.

Mô hình WEAP  có khả năng phân tích kịch bản. Đầu tiên, người sử dụng phải tạo được hiện trạng của lưu vực nghiên cứu. Sau đó dựa trên sự thay đối cơ cấu kinh tế, thủy văn, tiến độ của công nghệ của khu vực mà lập ra một kịch bản cho tương lai của khu vực đó, được gọi là kịch bản tham khảo . Người sử dụng có thể phát triển theo một hay nhiều hướng kịch bản khác nhau về sự phát triển trong tương lai.

weaps

 

Các nhà phân tích trình bày hệ thống về các nguồn cung cấp khác nhau của nó (ví dụ, sông, lạch, nước ngầm, hồ chứa và nhà máy khử muối); hút nước, chuyển nước và các cơ sở xử lý nước thải; nhu cầu dùng nước; phát thải ô nhiễm; và những yêu cầu hệ sinh thái. Các cấu trúc dữ liệu và mức độ chi tiết có thể dễ dàng được tùy chỉnh để đáp ứng các yêu cầu và dữ liệu sẵn có cho một hệ thống và phân tích cụ thể.

Việc áp dụng WEAP thường bao gồm các bước:

  • Định nghĩa nghiên cứu: Khung thời gian, ranh giới không gian, các thành phần hệ thống, và cấu hình của vấn đề được thành lập.
  • Tài khoản hiện tại: Một bức tranh toàn cảnh nhu cầu dùng nước, tải lượng ô nhiễm, nguồn và nguồn cung cấp cho hệ thống được phát triển. Điều này có thể được xem như là một bước hiệu chuẩn trong sự phát triển của một ứng dụng.
  • Kịch bản: Một loạt các giả định khác nhau về tác động của chính sách, chi phí, và khí hậu trong tương lai, ví dụ, nhu cầu nước, cung cấp nước, thuỷ văn, và ô nhiễm có thể được phân tích. (Những trường hợp kịch bản có thể được trình bày trong phần tiếp theo).
  • Đánh giá: Các kịch bản được đánh giá đối với sự đảm bảo đủ nước, chi phí và lợi ích, tính tương thích với các mục tiêu môi trường, và nhạy cảm với sự không chắc chắn trong các biến chính. 

Kịch bản trong mô hình có thể đề cấp tới nhiều vấn đề bằng việc đặt ra  các câu hỏi nghi vấn. Ví dụ như việc vì sẽ xảy ra nếu dân số tăng nhanh và kinh tế thay đổi? Việc gì xảy ra nếu quy trình vận hành của hồ chứa thay đổi, nguồn nước ngầm bị khai thác mạnh, nhu cầu sinh thái nước đang trở nên cấp bách? Việc phát hiện ra một nguồn ô nhiễm nước mới. Nếu chương trình tái sử dụng nước được thực hiện thì sao? Nếu cơ cấu cây trông thay đổi thì nhu cầu dùng nước sẽ thay đổi như thế nào? Có đảm bảo cấp nước hay không?……Các kịch bản trên có thể được phân tích, tính toán cùng nhau và cho ra kết quả râts tường minh, dễ dàng cho việc so sánh, đánh giá hệ thống tài nguyên nước của khu vực nghiên cứu.

WEAP là công cụ có khả năng thể hiện những hiệu quả của việc quản lý nhu cầu sử dụng nước của hệ thống tài nguyên nước. Nhu cầu sử dụng nước tuỳ thuộc vào những mục đích sử dụng khác nhau hoặc cung cấp nước chi những ngành kinh tế khác nhau. Ví dụ, việc cung cấp nước cho ngành nông nghiệp phụ thuộc vào loại cây trồng, điều kiện tưới, kỹ thuật tưới… việc cung cấp nước cho sinh hoạt đô thị phụ thuộc vào mỗi quốc gia, mỗi thành phố hoặc tuỳ thuộc vào từng khu vực sử dụng nhỏ lẻ. Việc cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào chính sách cho ngành công nghiệp. Ngoài ra, việc ưu tiên phân phối nước cho các thành phần sử dụng nước cũng được đề cập tới trong mô hình.