Các phương pháp đánh giá trữ lượng nước dưới đất vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long

Phương pháp đánh giá trữ lượng tiềm năng

Là lượng nước dưới đất có thể khai thác được bằng mọi biện pháp từ các tầng chứa nước trong một khoảng thời gian nhất định. Trữ lượng tiềm năng bao gồm các thành phần: trữ lượng tĩnh tự nhiên, trữ lượng động tự nhiên, trữ lượng cuốn theo, trữ lượng bổ sung nhân tạo..

ct1

Qkt : Trữ lượng tiềm năng, m3/ngày.

Qtn : Trữ lượng động tự nhiên, m3/ngày

Qdh: Trữ lượng tĩnh đàn hồi, m3

Vtl : Trữ lượng tĩnh tự nhiên, m3

a : Hệ số xâm phạm vào trữ lượng tĩnh trọng lực (thường lấy bằng 30%)

Qct : Trữ lượng cuốn theo khi khai thác, m3/ngày

t : Thời gian khai thác, thường được ấn định là 27 năm (104 ngày).

Tuỳ điều kiện của mỗi vùng có thể chỉ có 1 hoặc 1 số thành phần chiếm chủ yếu hình thành nên trữ lượng tiềm năng nước dưới đất, các thành phần khác không đáng kể có thể bỏ qua.

– Phương pháp đánh giá trữ lượng tĩnh tự nhiên (Vtn)

Trữ lượng tĩnh tự nhiên là lượng nước dưới đất nằm trong các tầng chứa nước. Do vùng điều tra các tầng chứa nước chủ yếu áp lực yếu nên trữ lượng tĩnh chủ yếu là trữ lượng đàn hồi. Trữ lượng tĩnh được xác định bằng công thức sau đây:

Vtn = m.H. F

 Trong đó:

Vtn     – Trữ lượng tĩnh tự nhiên, m3

m        – Hệ số nhả nước

H        – Chiều dày tầng chứa nước, m

F         – Diện tích tầng chứa nước, m2

Chỉ có các tầng chứa nước có triển vọng được điều tra chi tiết mới xác định được các thông số ĐCTV và trữ lượng tĩnh, còn các tầng nghèo nước chưa được điều tra chi tiết thì chưa xác định.

– Phương pháp đánh giá trữ lượng khai thác

* Trữ lượng khai thác cấp C1:

Điều kiện để xếp vào trữ lượng cấp C1 như sau:

– Về cấu trúc địa chất và điều kiện ĐCTV của mỏ nước dưới đất đã được nghiên cứu với mức độ chi tiết đảm bảo làm rõ những nét chung về cấu trúc, chiều sâu thế nằm và điều kiện phân bố của các tầng chứa nước;

– Về điều kiện cung cấp, thành phần hình thành trữ lượng khai thác mới dự kiến được những nguồn chủ yếu cung cấp cho tầng chứa nước và thành phần cơ bản tham gia vào trữ lượng khai thác;

– Về chất lượng nước, mới xác định được sơ bộ khả năng sử dụng nước theo yêu cầu qua kết quả phân tích mẫu nước lấy từ các công trình vào bất kỳ thời gian nào trong năm;

– Về lưu lượng được xếp vào trữ lượng cấp C1:

+ Lưu lượng hút nước thử từ các lỗ khoan tìm kiếm đánh giá;

+ Từ lưu lượng dòng ngầm theo điều kiện tự nhiên;

+ Trữ lượng tĩnh của các tầng chứa nước nghiên cứu;

+ Giá trị cung cấp cho các tầng chứa nước;

+ Modun dòng ngầm (theo diện tích hoặc theo chiều dài của dòng chảy) của khu có điều kiện ĐCTV tương tự như khu đã nghiên cứu chi tiết hoặc có công trình khai thác đang hoạt động

Lưu lựợng được ngoại suy từ lưu lượng đã xếp vào cấp cao hơn theo chiều sâu theo công thức:

ct2

Qkt – Lưu lượng khai thác (m3/ngày);

Qo – Lưu lượng hút nước thí nghiệm (m3/ng);

So – Mực nước hạ thấp khi hút nước thí nghiệm (m);

Smax – Mực nước hạ thấp tối đa.

Đối với nước không áp , trị số Smax  ½ chiều dày tầng chứa nước; đối với nước áp lực nông trị số hạ thấp chỉ lấy đến mái tầng chứa nước; đối với nước áp lực sâu có chiều dày lớn được lấy đến ½ chiều dày tầng chứa nước. Việc ngoại suy chỉ được tiến hành trong phạm vi phân bố của tầng chứa nước đã được xác định.

* Trữ lượng khai thác cấp C2:

Trữ lượng khai thác cấp C2 là trữ lượng đã được xác định trên cơ sở tài liệu địa chất – địa chất thủy văn chung mà tầng chứa nước nghiên cứu đã được hút nước ở từng điểm riêng biệt hoặc theo sự so sánh tương tự với các khu đã được thăm dò. Chất lượng nước đã được xác định theo các mẫu lấy từ những điểm riêng biệt của tầng chứa nước hoặc theo sự so sánh tương tự với khu đã thăm dò.

Xếp vào trữ lượng cấp C2 bao gồm:

– Trữ lượng tĩnh và trữ lượng động của tầng chứa nước trong diện tích điều tra, đánh giá;

– Trữ lượng ngoại suy theo diện tích từ khu vực đã thăm dò có điều kiện địa chất thủy văn tương tự;

– Lưu lượng từ tài liệu hút nước của một công trình nào đó (lỗ khoan, giếng, điểm lộ nước) có mặt trong diện tích nghiên cứu.