Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 Ngày 23 tháng 01 năm 2016, Hội đồng KHCN cấp cơ sở của Trung tâm QH&ĐTTNNQG đã tiến hành nghiệm thu kết quả thực hiện Đề tài KHCN cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng nguyên lý dòng chảy phụ thuộc tỷ trọng của nước và mô hình SEAWAT để đánh giá và dự báo quá trình nhiễm mặn các tầng chứa nước ven biển. Áp dụng thử nghiệm tại tỉnh Sóc Trăng” Thuộc chương trình: “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ quản lí, khai thác hiệu quả và bền vững tài nguyên nước quốc gia đáp ứng nhu cầu nước trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2010-2015”do ThS. Đặng Hoàng Hà, Trung tâm Cảnh Báo và Dự báo tài nguyên nước làm Chủ nhiệm.
Theo đánh giá của Hội đồng nghiệm thu, Đề tài đã cơ bản hoàn thành tốt về khối lượng, chất lượng các hạng mục công việc thực hiện trong năm 2015.
Tính cấp thiết của đề tài
– Tỷ trọng của các loại nước thay đổi tùy theo nồng độ và thành phần hóa học vật chất hòa tan trong chúng. Nước mặn thường có tỷ trọng lớn hơn so với nước nhạt, dẫn đến có áp lực lớn hơn so với nước nhạt. Do đó, đối với những bài toán về mô hình dòng chảy cho hệ thống tầng chứa nước có độ mặn nhạt khác nhau cần nghiên cứu đến tỷ trọng thay đổi trong nước ngầm. Ở trên thế giới hiện nay mô hình dòng chảy với tỷ trọng thay đổi được áp dụng rất rộng rãi;
– Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu mô hình dòng chảy với tỷ trọng nước thay đổi mà chỉ nghiên cứu mô hình dòng chảy với giả thiết tỷ trọng của nước bằng một hằng số (tỷ trọng của nước nhạt) do đó các kết quả tính toán không thể hiện đúng bản chất các lọai nước trong tầng chứa nước;
– Hiện nay các tầng chứa nước ven biển có tầm quan trọng trong cung cấp nước, đặc biệt là các tầng chứa nước Holocene, Pleistocene. Việc tính toán khả năng xâm nhập mặn của các tầng chứa nước này do khai thác nước và biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết;
– Sóc trăng là tỉnh ven biển nằm ở phía Nam cửa sông Hậu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Với địa hình thấp, bị phân cắt nhiều bởi hệ thống các sông rạch và kênh mương thủy lợi, lại tiếp giáp với biển cho nên dễ bị nước biển xâm nhập (nhiễm mặn), nhất là vào mùa khô. Tình hình xâm nhập mặn trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp trong đó nhiễm mặn nước ngầm là vấn đề cần tập trung giải quyết…gây ra nhiều khó khăn cho việc phát triển kinh tế – xã hội cũng như đảm bảo bảo mức sống cho người dân trong tỉnh do đó cần phải xây dựng mô hình để tính toán trữ lượng tiềm năng nước ở nhạt ở vùng, cũng như khả năng xâm nhập mặn trong các tầng chứa nước Holocene, Pleistocene.
– Hiện nay Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia đang triển khai một số dự án về biến đổi khí hậu như đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ, ven biển miền Trung do đó cần có một công cụ hữu hiệu để thực hiện các công việc này.
Mục tiêu của đề tài:
– Nghiên cứu, ứng dụng mô hình dòng chảy với mật độ (tỷ trọng) nước thay đổi trong các tầng chứa nước ven biển bị nhiễm mặn bằng phần mềm SEAWAT;
– Ứng dụng mô hình chảy với mật độ thay đổi SEAWAT đánh giá khả năng nhiễm mặn của các tầng chứa nước tỉnh Sóc Trăng.
Những nội dung chính cần nghiên cứu:
– Nghiên cứu tổng quan về mô hình dòng chảy và hiện trạng các tầng chứa nước vùng ven biển Việt Nam;
– Nghiên cứu ứng dụng mô hình dòng chảy SEAWAT đánh giá khả năng nhiễm mặn của các tầng chứa nước tỉnh Sóc Trăng;
– Xây dựng hướng dẫn sử dụng mô hình dòng chảy với tỷ trọng của nước thay đổi bằng phần mềm SEAWAT.
Các sản phẩm chủ yếu:
– Báo cáo Tổng kết đề tài, các báo cáo chuyên đề;
– Mô hình SeaWat đã được xây dựng và chỉnh lý để đánh giá trữ lượng tiềm năng nước nhạt, cũng như khả năng xâm nhập mặn vào các đới nước nhạt trong các tầng chứa nước tỉnh Sóc trăng
– Hướng dẫn xây dựng và sử dụng mô hình dòng chảy nước dưới đất với tỷ trọng thay đổi bằng phần mềm SeaWat.