Bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba – Kỳ Lộ mùa mưa 2022

Bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba – Kỳ Lộ được biên soạn hàng tháng, mùa và năm nhằm cung cấp các thông tin về số lượng, chất lượng nước, đồng thời dự báo tổng lượng nước đến, lượng nước có thể khai thác sử dụng tại các vùng dự báo và đưa ra những cảnh báo về tài nguyên nước nhằm phục vụ công tác quản lý Nhà nước, công tác điều tra cơ bản và quy hoạch tài nguyên nước.

Lưu vực sông Ba – Kỳ Lộ là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, bao gồm 4 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Yên và Bình Định với tổng diện tích lưu vực là 13.417km2. Lượng mưa năm bình quân nhiều năm trên toàn lưu vực sông Ba khoảng 1.720 mm, nhưng phân bố rất không đều ở các nơi trên lưu vực. Vùng mưa lớn nhất là tại thượng nguồn sông Hinh do ảnh hưởng chắn gió của các đỉnh núi cao trên 2.000m của dãy Phượng Hoàng ở phía Nam lưu vực với lượng mưa bình quân nhiều năm của trạm TV sông Hinh là 2.377mm. Tổng lượng dòng chảy trên lưu vực sông Ba – Kỳ lộ khoảng 9,75 tỷ m3, tương ứng với moduyn dòng chảy Mo = 22,2l/s.km2

– Về tài nguyên nước mặt: hiện nay trên lưu vực sông Ba – Kỳ Lộ có 17 trạm quan trắc thủy văn và 2 trạm quan trắc tài nguyên nước mặt. Hiện nay Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước đang thực hiện thông báo tài nguyên nước mặt tại trạm An Thạnh, Ya Yun Hạ.

– Đối với tài nguyên nước dưới đất, lưu vực sông Ba – Kỳ Lộ bao gồm 3 tầng chứa nước chính: lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q), khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan PliocenPleistocen dưới β(n2-qp), khe nứt lỗ hổng vỉa các thành tạo đầm hồ trầm tích Neogen (n).

Theo báo cáo thuộc dự án “Biên hội – thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc”, tổng tài nguyên nước dự báo cho các tầng chứa nước: tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q) là 1.123.883m3/ngày, tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới β(n2-qp) là 2.170.859 m3/ngày và tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng vỉa các thành tạo đầm hồ trầm tích Neogen (n) là 15.541m3/ngày.

  1. Tài Nguyên Nước Mặt

Trạm quan trắc tài nguyên nước mặt YaYun Hạ nằm ở phía bờ phải sông YaYun,cách Làng Chép hơn 2km về phía hạ lưu. Trạm có tọa độ địa lý: 13o42’ vĩ độ Bắc, 108o10’ kinh độ Đông, thuộc Làng Chép, xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai; diện tích lưu vực khống chế là 1.150 km2. Các yếu tố quan trắc chủ yếu là nhiệt độ nước, mực nước, lưu lượng, hàm lượng chất lơ lửng và chất lượng nước.

Mùa khô trong tỉnh Gia Lai bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

1.1. Tổng lượng nước

Mực nước trung bình mùa khô năm 2021 – 2022 trên sông Yayun tại trạm Ya Yun Hạ là 20823cm, tăng 01cm so với mùa khô năm 2020 – 2021. Giá trị mực nước lớn nhất là 21001cm (ngày 30/11/2021), giá trị mực nước nhỏ nhất là 20751cm (ngày 20/2/2022).

Trong mùa khô năm 2021 – 2022, tại trạm YaYun Hạ có lưu lượng nước trung bình mùa là 24,3m3/s, tăng 0,34m3/s so với mùa khô năm 2020 – 2021.

Trong mùa khô năm 2021 – 2022, tổng lượng nước trên sông YaYun chảy qua mặt cắt ngang tại trạm Ya Yun Hạ khoảng 379 triệu m3, tăng khoảng 5,3 triệu m3 so với mùa khô năm 2020 – 2021.

1.2 Chất lượng nước

Kết quả quan trắc chất lượng nước sông và kết quả tính toán chất lượng nước theo chỉ số WQI tại trạm Ya Yun Hạ cho thấy: trong mùa khô năm 2021-2022, chất lượng nước sông Ba Ya Yun tại trạm Ya Yun Hạ có thể đáp ứng mục đích cấp nước phục vụ sinh hoạt.

  1. Tài Nguyên Nước Dưới Đất

2.1 Thông báo tình hình tài nguyên nước dưới đất

2.1.1 Mực nước

Tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q):Trong mùa khô 11/2021 – 4/2022: mực nước trung bình mùa nông nhất là -6,25m tại xã Ia RSươn, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai (LK34T) và sâu nhất là -10,67m tại xã Chư Rcam, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai (LK36aT). Mực nước suy giảm lớn nhất so với 1 năm, 5 năm, 10 năm và 20 năm trước lần lượt là 1,07m; 1,65m; 1,71m; 1,79m tại huyện Măng Yang, TX.An Khê và huyện Phú Thiện của tỉnh Gia Lai. Diễn biến mực nước dưới đất trung bình mùa khô 11/2021 – 4/2022 so với cùng thời điểm 1 năm, 5 năm, 10 năm và 20 năm trước

Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới β(n2-qp): Trong mùa khô 11/2021 – 4/2022: mực nước trung bình mùa nông nhất là -1,71m tại xã Ia Hrú, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai (LK169T) và sâu nhất là -6,96m tại xã Ia Dăng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai (LK65T). Mực nước suy giảm lớn nhất so với 1 năm, 10 năm và 20 năm trước lần lượt là 0,15m; 1,12m; 0,95m tại huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk. Diễn biến mực nước dưới đất trung bình mùa khô 11/2021 – 4/2022 so với cùng thời điểm 1 năm, 5 năm, 10 năm và 20 năm trước

Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng vỉa các thành tạo đầm hồ trầm tích Neogen (n):Trong mùa khô 11/2021 – 4/2022: mực nước trung bình mùa nông nhất là -4,42m tại xã Chư Rcam, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai (LK39T) và sâu nhất là -6,55m tại xã Chư Rcam, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai (LK38T). Mực nước suy giảm lớn nhất so với 1 năm, 5 năm, 10 năm và 20 năm trước lần lượt là 1,20m; 9,83m; 9,09m; 9,16m và m tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Diễn biến mực nước dưới đất trung bình mùa khô 11/2021 – 4/2022 so với cùng thời điểm 1 năm, 5 năm, 10 năm và 20 năm trước

2.1.2 Chất lượng nước

Tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q): Kết quả phân tích mẫu nước mùa mưa năm 2021 tại các công trình quan trắc trong tầng cho thấy các công trình đều có hàm lượng độ mặn thấp hơn GTGH (QCVN09:2015/BTNMT), nước trong tầng thuộc loại nước nhạt.

Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới β(n2-qp):Kết quả phân tích mẫu nước mùa mưa năm 2021 tại các công trình quan trắc trong tầng cho thấy các công trình đều có hàm lượng độ mặn thấp hơn GTGH (QCVN09:2015/BTNMT), nước trong tầng thuộc loại nước nhạt.

Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng vỉa các thành tạo đầm hồ trầm tích Neogen (n): Kết quả phân tích mẫu nước mùa mưa năm 2021 tại các công trình quan trắc trong tầng cho thấy các công trình đều có hàm lượng độ mặn thấp hơn GTGH (QCVN09:2015/BTNMT), nước trong tầng thuộc loại nước nhạt.

2.2 Dự báo mực nước dưới đất

Tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q):Diễn biến mực nước dưới đất dự báo mùa mưa năm 2022 so với mực nước thực đo cùng ký 1 năm trước có xu thế dâng, có 6/11 công trình mực nước dâng, 3/11 công trình mực nước hạ và 2/11 công trình mực nước dâng hạ không đáng kể. Mực nước dâng từ 0,5m đến 2,0m phân bố ở huyện Phú Thiện và huyện Đăk Pơ của tỉnh Gia Lai. Mực nước hạ từ 0,05m đến 0,5m phân bố ở huyện Phú Thiện và TX.An Khê của tỉnh Gia Lai.

Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới β(n2-qp): Diễn biến mực nước dưới đất dự báo mùa mưa năm 2022 so với mực nước thực đo cùng ký 1 năm trước có xu thế dâng, có 3/3 công trình mực nước dâng. Mực nước dâng từ 2,0m đến 4,0m phân bố ở huyện huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk.

Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng vỉa các thành tạo đầm hồ trầm tích Neogen (n):Diễn biến mực nước dưới đất dự báo mùa mưa năm 2022 so với mực nước thực đo cùng ký 1 năm trước có xu thế dâng, có 3/5 công trình mực nước dâng, 2/5 công trình mực nước hạ. Mực nước dâng từ 0,5m đến 2,0m phân bố ở huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Mực nước dâng từ 0,05m đến 0,5m phân bố ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.

2.3 Cảnh báo mực nước dưới đất

Theo Nghị định 167/2018/NĐ-CP về Quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất, trong lưu vực sông Ba thời điểm hiện tại chưa có công trình nào có độ sâu mực nước cần phải cảnh báo.