Bản Tin Thông Báo, Dự Báo Và Cảnh Báo Tài Nguyên Nước Tỉnh Lâm Đồng Tháng 09 Năm 2022

Bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước tỉnh Lâm Đồng được biên soạn hàng tháng, mùa, năm nhằm cung cấp các thông tin về số lượng, chất lượng nước, đồng thời dự báo tổng lượng nước đến, lượng nước có thể khai thác sử dụng tại các tiểu vùng dự báo và đưa ra những cảnh báo về tài nguyên nước nhằm phục vụ công tác quản lý Nhà nước, công tác điều tra cơ bản và quy hoạch tài nguyên nước.

Lâm Đồng là một tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 9.764,8 km2. Trong phạm vi tỉnh hiện nay có 21 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất và 02 trạm quan trắc TNN mặt Đại Ninh và Cát Tiên được Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia quản lý và vận hành.

  1. Tài Nguyên Nước Mặt

1.1.Tại Trạm Đại Ninh (tọa độ địa lý: 11043’ vĩ độ Bắc, 108022’ kinh độ Đông) được xây dựng ở bờ phải sông Đa Nhim, thuộc thôn Phú Hòa xã Phú Hội huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng; thuộc lưu vực sông Đồng Nai, diện tích lưu vực khống chế là 1.380 km2; được quan trắc từ tháng 7 năm 2011. Các yếu tố quan trắc chủ yếu là nhiệt độ nước, mực nước, lưu lượng, hàm lượng chất lơ lửng và chất lượng nước.

Về Tổng lượng nước: Mực nước trung bình tháng 8 năm 2022 trên sông Đa Nhim tại trạm Đại Ninh là 88035cm, tăng 14cm so với tháng trước, tăng 12cm so với tháng cùng kỳ năm trước và tăng 9cm so với giá trị tháng 8 trung bình nhiều năm. Giá trị mực nước lớn nhất là 88118cm (ngày 2/8/2022), giá trị mực nước nhỏ nhất là 88006cm (ngày 8/8/2022). Tháng 8 năm 2022, tại trạm Đại Ninh có lưu lượng nước trung bình tháng là 14,4m3/s, tăng 6,06m3/s so với tháng trước, tăng 3,50m3/s so với tháng cùng kỳ năm trước. Trong tháng 8 năm 2022, tổng lượng nước trên sông Đa Nhim chảy qua mặt cắt ngang tại trạm quan trắc Đại Ninh vào khoảng 38,6 triệu m3, tăng khoảng 16,2 triệu m3 so với tháng trước.

Về Chất lượng nước: Kết quả phân tích chất lượng nước sông và kết quả tính toán chất lượng nước sông theo chỉ số WQI cho thấy chất lượng nước sông Đa Nhim có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác.

1.2.Tại Trạm Cát Tiên (tọa độ địa lý: 11034’ vĩ độ Bắc, 107021’ kinh độ Đông) nằm trên bờ trái sông Đồng Nai, thuộc thôn I xã Phù Mỹ huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng; thuộc lưu vực sông Đồng Nai, diện tích lưu vực khống chế là 1.980 km2; được quan trắc từ tháng 2 năm 2012. Các yếu tố quan trắc chủ yếu là nhiệt độ nước, mực nước, lưu lượng, hàm lượng chất lơ lửng và chất lượng nước.

Về Tổng lượng nước Mực nước trung bình tháng 8 năm 2022 trên sông Đồng Nai tại trạm Cát Tiên là 13031cm, tăng 133cm so với tháng trước, tăng 158cm so với tháng cùng kỳ năm trước và tăng 67cm so với giá trị tháng 8 trung bình nhiều năm. Giá trị mực nước lớn nhất là 13132cm (ngày 3/8/2022), giá trị mực nước nhỏ nhất là 12925cm (ngày 11/8/2022). Tháng 8 năm 2022, tại trạm Cát Tiên có lưu lượng trung bình tháng là 339 m3/s, tăng 96,7m3/s so với tháng trước, tăng 115m3/s so với tháng cùng kỳ năm trước. Trong tháng 8 năm 2022, tổng lượng nước trên sông Đồng Nai chảy qua mặt cắt ngang tại trạm Cát Tiên vào khoảng 907 triệu m3, tăng khoảng 259 triệu m3 so với tháng trước.

Về Chất lượng nước: Kết quả phân tích chất lượng nước sông và kết quả tính toán chất lượng nước sông theo chỉ số WQI cho thấy chất lượng nước sông Đồng Nai có thể dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác.

  1. Tài Nguyên Nước Dưới Đất

2.1 Thông báo tài nguyên nước dưới đất

2.1.1 Tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q): Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 8 có xu thế dâng so với tháng 7. Giá trị dâng cao nhất là 0,18m tại TT.Đinh Văn, huyện Lâm Hà (LK118T). Mực nước trung bình tháng nông nhất là -0,14m tại xã Tân Văn, huyện Lâm Hà (LK117T) và sâu nhất là -5,87m tại TT.Đinh Văn, huyện Lâm Hà (LK118T).

2.1.2 Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới β(n2-qp): Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 8 có xu thế dâng so với tháng 7. Giá trị dâng cao nhất là 1,18m tại xã Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh (LK102T) và hạ thấp nhất là 0,73m tại Phường 2, TP.Bảo Lộc (C10a). Mực nước trung bình tháng nông nhất là -1,34m tại xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm (LK94T) và sâu nhất là -122,02m tại Phường 2, TP.Bảo Lộc (C10o).

2.2  Dự báo mực nước dưới đất

2.2.1 Tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q):Trong tháng 9 và tháng 10 năm 2022 mực nước có xu hướng dâng.

2.2.2 Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới β(n2-qp): Trong tháng 9 và tháng 10 mực nước có xu hướng dâng là chính

2.3 Cảnh báo mực nước dưới đất

Theo Nghị định 167/2018/NĐ-CP về Quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất, trong tỉnh thời điểm hiện tại có công trình C10b và C10o (TCN β(n2-qp) – Phường 2, TP.Bảo Lộc) độ sâu mực nước trung bình tháng 8 lần lượt là -45,13m; -122,02m đạt 90,26% và 244,04% so với mực nước hạ thấp cho phép (-50m).

Xem chi tiết tại đây.