Bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước tỉnh Gia Lai Tháng 7 Năm 2022

Bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước tỉnh Gia Lai được biên soạn hàng tháng, mùa, năm nhằm cung cấp các thông tin về số lượng, chất lượng nước, đồng thời dự báo tổng lượng nước đến, lượng nước có thể khai thác sử dụng tại các tiểu vùng dự báo và đưa ra những cảnh báo về tài nguyên nước nhằm phục vụ công tác quản lý Nhà nước, công tác điều tra cơ bản và quy hoạch tài nguyên nước.

Gia Lai là một tỉnh nằm trên 3 lưu vực sông Sê San, SrêPốk và Ba có diện tích tự nhiên là 15.536,92 km2. Trong phạm vi tỉnh hiện nay có 54 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất và 01 trạm quan trắc TNN mặt Ya Yun Hạ được Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia quản lý và vận hành.

  1. Đối với tài nguyên nước mặt

Trạm Ya Yun Hạ (tọa độ địa lý: 13o42’ vĩ độ Bắc, 108o10’ kinh độ Đông) nằm trên bờ phải sông YaYun, thuộc làng Chép xã AYun huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai; thuộc lưu vực sông Ba, diện tích lưu vực khống chế là 1.150 km2; được quan trắc từ tháng 1 năm 2012. Các yếu tố quan trắc chủ yếu là nhiệt độ nước, mực nước, lưu lượng, hàm lượng chất lơ lửng và chất lượng nước.

Về Tổng lượng nước: Mực nước trung bình tháng 6 năm 2022 trên sông Yayun tại trạm Ya Yun Hạ là 20805cm, tăng 01cm so với tháng trước, tăng 23cm so với tháng cùng kỳ năm trước và giảm 07cm so với tháng 6 trung bình nhiều năm. Giá trị mực nước lớn nhất là 20885cm (ngày 28/6/2022), giá trị mực nước nhỏ nhất là 20756cm (ngày 6/6/2022). Trong tháng 6 năm 2022, tại trạm YaYun Hạ có lưu lượng nước trung bình tháng là 18,3m3/s, tăng 0,32m3/s so với tháng trước, tăng 6,88m3/s so với tháng cùng kỳ năm trước. Trong tháng 6 năm 2022, tổng lượng nước trên sông YaYun chảy qua mặt cắt ngang tại trạm Ya Yun Hạ khoảng 48,8 triệu m3, giảm khoảng 1,65 triệu m3 so với tháng trước.

Về Chất lượng nước: Kết quả phân tích chất lượng nước sông và kết quả tính toán chất lượng nước sông theo chỉ số WQI cho thấy chất lượng nước sông Ba Ya Yun có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp.

  1. Thông báo tài nguyên nước dưới đất

Tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q): Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 6 có xu thế dâng so với tháng 5. Giá trị dâng cao nhất là 1,44m tại xã Ia Piar, huyện Phú Thiện (CR313) và hạ thấp nhất là 0,1m tại xã Ia O, huyện Ia Grai (LK4Tm1). Mực nước trung bình tháng nông nhất là -1,03m tại xã Ia Piar, huyện Phú Thiện (CR313) và sâu nhất là -11,46m tại xã Ia O, huyện Ia Grai (LK4Tm1).

 

Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pleistocen giữa β(qp): Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 6 có xu thế dâng so với tháng 5. Giá trị dâng cao nhất là 5,38m tại xã Chư Á, TP.Pleiku (CB1-I) và hạ thấp nhất là 0,12m tại xã Biển Hồ, TP.Pleiku (LK160T). Mực nước trung bình tháng nông nhất là -1,08m tại xã Biển Hồ, TP.Pleiku (LK159T) và sâu nhất là -25,54m tại xã Chư Hrông, TP.Pleiku (LK167T).

Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới β(n2-qp): Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 6 có xu thế dâng so với tháng 5. Giá trị dâng cao nhất là 1,94m tại TT.Chư Ty, huyện Đức Cơ (LK165T) và hạ thấp nhất là 0,2m tại TT.Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa (LK10T). Mực nước trung bình tháng nông nhất là -0,16m tại xã Ia Drăng, huyện Chư Prông (LK144T) và sâu nhất là -31,21m tại TT.Chư Ty, huyện Đức Cơ (LK165T).

 

Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng vỉa các thành tạo đầm hồ trầm tích Neogen (n): Trong phạm vi tỉnh, mực nước trung bình tháng 6 có xu thế dâng so với tháng 5. Giá trị dâng cao nhất là 0,68m tại xã Ialy, huyện Chư Pah (LK62T). Mực nước trung bình tháng nông nhất là -1,02m tại xã Ialy, huyện Chư Pah (LK59T) và sâu nhất là -19,32m tại xã Ialy, huyện Chư Pah (LK62T).

  1. Dự báo mực nước dưới đất

Tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q): Trong tháng 7 và tháng 8 mực nước có xu hướng dâng.

Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pleistocen giữa β(qp): Trong tháng 7 và tháng 8 mực nước có xu hướng dâng.

Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Plesitocen dưới β(n2-qp): Trong tháng 7 và tháng 8 mực nước có xu hướng dâng.

Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng vỉa các thành tạo đầm hồ trầm tích Neogen (n): Trong tháng 7 và tháng 8 mực nước có xu hướng dâng.

3 Cảnh báo mực nước dưới đất

Theo Nghị định 167/2018/NĐ-CP về Quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất, trong tỉnh thời điểm hiện tại có thời điểm hiện tại có 3 công trình có độ sâu mực nước cần chú ý chế độ khai thác quoanh khu vực này. Đó là:

–  LK10T thuộc tầng chứa nước β(n2-qp) tại thị trấn Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa có độ sâu mực nước là -25,43, mực nước giới hạn cho phép là -50, đạt 50,87% giới hạn cho phép.

–  LK162T thuộc tầng chứa nước β(n2-qp) tại thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Pah có độ sâu mực nước là -27,28, mực nước giới hạn cho phép là -30, đạt 54,56% giới hạn cho phép.

–  LK165T thuộc tầng chứa nước β(n2-qp) tại thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ có độ sâu mực nước là -31,22, mực nước giới hạn cho phép là -30, đạt 62,44% giới hạn cho phép.

–  LK167T thuộc tầng chứa nước β(n2-qp) tại xã Chư Hrông, TP. Pleiku có độ sâu mực nước là -25,55, mực nước giới hạn cho phép là -30, đạt 51,10% giới hạn cho phép.

–  LK62T thuộc tầng chứa nước n tại xã Ialy, huyện Chư Pah có độ sâu mực nước là -19,33, mực nước giới hạn cho phép là -30, đạt 64,43% giới hạn cho phép.

Xem chi tiết tại đây.