Bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước dưới đất vùng Nam Bộ 11/2014

BẢN TIN THÔNG BÁO, DỰ BÁO VÀ CẢNH BÁO TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG NAM BỘ THÁNG 11 NĂM 2014

Vùng Nam Bộ có 5 tầng chứa nước chính theo thứ tự từ trẻ đến già gồm: tầng chứa nước Pleistocene thượng (qp3), tầng chứa nước Pleistocene trung-thượng (qp2-3), tầng  chứa  nước  Pleistocene  hạ  (qp1),  tầng  chứa  nước  Pliocene  trung  (n22),  tầng  chứa nước Pliocene hạ (n21).

Trên cơ sở kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất năm 2013 và 10 tháng năm 2014, diễn biến tài nguyên nước dưới đất được phân tích, đánh giá để dự báo cho tháng 11 và tháng 12. Kết quả được thể hiện chi tiếtnhư sau:

 I. Tổng quan diễn biến mực nước

 I.1. Tầng chứa nước Pleistocene thượng (qp3) Diễn  biến  mực  nước  dưới  đất  tháng  10:  nhìn  chung  mực  nước  có  hai  xu  thế dâng cao và hạ thấp so với giá trị trung bình tháng 9, tuy nhiên xu thế dâng cao chiếm ưu thế. Giá trị dâng cao nhất là 1,08m tại xã Phước Minh, huyệnDương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh (Q00102AM1) và hạ thấp nhất là 0,40m tại xã Phạm Văn Cỗi, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh (Q09902B) Mực nước trung bình tháng sâu nhất là 9,28m tại phường 7, TP CàMau, tỉnh Cà  Mau  (Q597020M1).  Mực  nước  trung  bình  tháng  nông  nhất  là  0,83m  tại  xã  An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh (Q01302DM1). Công trình có mực nước dâng hạ không đáng kể tại các tỉnh, TP: Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, TP. Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh. Các tỉnh, thành phố có mực nước hạ thấp: Bạc Liêu, An Giang, Long An, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh. Các tỉnh, thành phố có mực nước dâng: Trà Vinh, Kiên Giang, BếnTre, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Long An, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh.

Nam_Bo_11_2014

{phocadownload view=category|id=8|text=Xem chi tiết 2014|target=s}