Bản Tin Thông Báo, Dự Báo Và Cảnh Báo Tài Nguyên Nước Dưới Đất Thành Phố Hà Nội Tháng 8 Năm 2022.

Bản tin thông báo, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước dưới đất thành phố Hà Nội
được biên soạn hàng tháng, mùa, năm nhằm cung cấp các thông tin về số lượng, chất lượng nước, đồng thời dự báo tổng lượng nước đến, lượng nước có thể khai thác sử dụng tại các tiểu vùng dự báo và đưa ra những cảnh báo về tài nguyên nước nhằm phục vụ công tác quản lý Nhà nước, công tác điều tra cơ bản và quy hoạch tài nguyên nước.

Thành phố Hà Nội là một thành phố thuộc lưu vực sông Hồng – Thái Bình có diện tích tự nhiên là 3.359km2. Trong phạm vi thành phố hiện nay có 64 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất được Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia quản lý và vận hành.

Đối với tài nguyên nước dưới đất Thành phố Hà Nội gồm 3 tầng chứa nước chính là tầng chứa nước Holocen (qh) và tầng chứa nước Pleistocen (qp) và tầng chứa nước Neogen (n). Theo báo cáo thuộc dự án “Biên hội – thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc”, tổng tài nguyên nước dự báo cho các tầng chứa nước như sau: tầng chứa nước Holocen (qh) là 976.204m3/ngày, tầng chứa nước Pleistocen (qp) là 7.199.313 m3/ngày.

  1. Thông báo tài nguyên nước dưới đất

1.1. Khu vc phía bc sông Hng

* Tng cha nước Holocene (qh)

– Lp cha nước Holocene thượng (qh2)

Trên toàn khu vực, mực nước trung bình tháng 7 dâng so với tháng 6. Giá trị dâng cao nhất là 0,58m tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh (Q.33).

Mực nước trung bình tháng nông nhất là -1,78m tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh (Q.33) và sâu nhất là -9,76m tại P. Thượng Thanh, Q. Long Biên (Q.121M1).

– Lp cha nước Holocene h(qh1)

Trong phạm vi khu vực phía Bắc sông Hồng chỉ có 1 công trình quan trắc tại TT. Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm (Q.120). Mực nước trung bình tháng 7 dâng hạ không đáng kể so với tháng 6.

* Tng cha nước Pleistocene (qp)

– Lp cha nước Pleistocene thượng (qp2)

Trên toàn khu vực, mực nước trung bình tháng 7 dâng hạ không đáng kể so với tháng 6. Giá trị dâng cao nhất là 0,32m tại TT. Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm (Q.120a).

Mực nước trung bình tháng nông nhất là -2,72m tại TT. Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm (Q.120a) và sâu nhất là -5,57m tại xã Vân Hà, huyện Đông Anh (Q.35).

Lp cha nước Pleistocene h(qp1)

Trên toàn khu vực, mực nước trung bình tháng 7 hạ so với tháng 6. Giá trị hạ thấp nhất là 0,42m tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh (Q.23a).

Mực nước trung bình tháng nông nhất là -1,93m tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh (Q.33a) và sâu nhất là -5,77m tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh (Q.23a).

1.2. Khu vực nam sông Hồng

* Tng cha nước Holocene (qh)

– Lp cha nước Holocene thượng (qh2)

Trên toàn khu vực, mực nước trung bình tháng 7 dâng so với tháng 6. Giá trị dâng cao nhất là 0,74m tại P. Tứ Liên, Q. Tây Hồ (Q.67).

Mực nước trung bình tháng nông nhất là 0,11m tại xã Vân Côn, huyện Hoài Đức (Q.59a) và sâu nhất là -8,64m tại P. Tứ Liên, Q. Tây Hồ (Q.67).

– Lp cha nước Holocene h(qh1)

Trên toàn khu vực, mực nước trung bình tháng 7 dâng so với tháng 6. Giá trị dâng cao nhất là 0,34m tại P. Đồng Mai, Q. Hà Đông (Q.75) và giá trị hạ thấp nhất là 0,09m tại xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên (Q.177).

Mực nước trung bình tháng nông nhất là -1,19m tại xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì (Q.66) và sâu nhất là -8,17m tại P. Phú Lãm, Q. Hà Đông (Q.69).

* Tng cha nước Pleistocene (qp)

– Lp cha nước Pleistocene thượng (qp2)

Trên toàn khu vực, mực nước trung bình tháng 7 dâng so với tháng 6. Giá trị dâng cao nhất là 0,2m tại P. Minh Khai, Q. Từ Liêm (Q.62).

Mực nước trung bình tháng nông nhất là -3,9m tại xã Hòa Phú, huyện Ứng Hòa (Q.176) và sâu nhất là -17,12m tại P. Yết Kiêu, Q. Hà Đông (Q.68a).

Lp cha nước Pleistocene h(qp1)

Trên toàn khu vực, mực nước trung bình tháng 7 dâng so với tháng 6. Giá trị dâng cao nhất là 0,93m tại xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ (Q.173) và giá trị hạ thấp nhất là 0,21m tại TT. Phú Minh, huyện Phú Xuyên (Q.175a).

Mực nước trung bình tháng nông nhất là -2,26m tại xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên (Q.177a) và sâu nhất là -29,09m tại P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy (Q.63aM).

1.3. Tng cha nước Neogene (n)

Trên toàn khu vực, mực nước trung bình tháng 7 dâng so với tháng 6. Giá trị dâng cao nhất là 0,27m tại P. Trung Tự, Q. Đống Đa (Q.215) và giá trị hạ thấp nhất là 0,06m tại xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì (Q.216).

Mực nước trung bình tháng nông nhất là -3,02m tại TT. Phú Minh, huyện Phú Xuyên (Q.175b) và sâu nhất là -15,55m tại P. Trung Tự, Q. Đống Đa (Q.215).

  1. Dự báo mực nước dưới đất

2.1. Khu vực phía bắc sông Hồng

* Tng cha nước Holocene (qh)

– Lp cha nước Holocene thượng (qh2): Trong tháng 8 và tháng 9 dự báo mực nước có xu thế dâng.

Lp cha nước Holocene h(qh1): Trong tháng 8 và tháng 9 dự báo mực nước tại công trình Q.120 có xu thế dâng.

* Tng cha nước Pleistocene (qp)

Lp cha nước Pleistocene thượng (qp2): Trong tháng 8 và tháng 9 dự báo mực nước có xu thế dâng.

– Lp cha nước Pleistocene h(qp1): Trong tháng 8 và tháng 9 dự báo mực nước có xu thế dâng và hạ.

2.2. Khu vực phía nam sông Hồng

* Tng cha nước Holocene (qh)

– Lp cha nước Holocene thượng (qh2): Trong tháng 8 và tháng 9 dự báo mực nước có xu thế dâng và dâng hạ không đáng kể.

Lp cha nước Holocene h(qh1): Trong tháng 8 và tháng 9 dự báo mực nước có xu thế dâng.

* Tng cha nước Pleistocene (qp)

Lp cha nước Pleistocene thượng (qp2): Trong tháng 8 và tháng 9 dự báo mực nước có xu thế dâng.

– Lp cha nước Pleistocene h(qp1): Trong tháng 8 và tháng 9 dự báo mực nước có xu thế dâng.

2.3. Tng cha nước Neogene (n)

Trong tháng 8 và tháng 9 dự báo mực nước có xu thế dâng.