There are no translations available.

Tại hội nghị do Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức ngày 10/6, tại Hà Nội, các báo cáo của các đại biểu khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước, ngưỡng khai thác được phép giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy.
Thực tế hiện nay, hầu hết các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy. Tại tỉnh Ninh Thuận, hiện các dòng chảy đã bị khai thác tới 70-80%. Việc khai thác nguồn nước đã làm suy thoái nghiêm trọng về số lượng và chất lượng tài nguyên nước trên các lưu vực sông lớn của Việt Nam như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai...
Ngoài ra theo kết quả quan trắc các hệ thống sông chính trên cả nước, nhiều chất ô nhiễm trong nước có nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép dao động từ 1,5 đến 3 lần. Tình trạng ô nhiễm này đã kéo dài trong nhiều năm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của dân cư và làm mất mỹ quan các khu vực. Vì vậy việc nâng cao năng lực của các tổ chức, cán bộ tham gia công tác bảo vệ môi trường nước tại Trung ương và địa phương là rất cấp thiết.
Dự án trên được triển khai trong 3 năm (2010 - 2013) với ngân sách hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản là 6 triệu USD. Mục tiêu tăng cường năng lực về quản lý môi trường nước cho cán bộ quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Sở Tài nguyên và Môi trường: Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết nhờ những hỗ trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế JICA Nhật Bản đối với việc nghiên cứu về quản lý môi trường lưu vực sông trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều bước tiến nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm như sửa đổi Luật bảo vệ môi trường vào năm 2005, điều chỉnh về tiêu chuẩn nước thải công nghiệp và tiêu chuẩn môi trường đối với nước, không khí và chất thải rắn, ban hành các Nghị định về phí nước thải như là một công cụ kinh tế để giảm thải lượng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Hy vọng với những kinh nghiệm của Nhật Bản trong nhưng năm tới tiếp tục giúp Việt Nam nhanh chóng khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy kiệt nguồn nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam cũng như bảo đảm sự phát triển bền vững mà Việt Nam đang hướng tới./.
Thực tế hiện nay, hầu hết các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy. Tại tỉnh Ninh Thuận, hiện các dòng chảy đã bị khai thác tới 70-80%. Việc khai thác nguồn nước đã làm suy thoái nghiêm trọng về số lượng và chất lượng tài nguyên nước trên các lưu vực sông lớn của Việt Nam như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai...
Ngoài ra theo kết quả quan trắc các hệ thống sông chính trên cả nước, nhiều chất ô nhiễm trong nước có nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép dao động từ 1,5 đến 3 lần. Tình trạng ô nhiễm này đã kéo dài trong nhiều năm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của dân cư và làm mất mỹ quan các khu vực. Vì vậy việc nâng cao năng lực của các tổ chức, cán bộ tham gia công tác bảo vệ môi trường nước tại Trung ương và địa phương là rất cấp thiết.
Dự án trên được triển khai trong 3 năm (2010 - 2013) với ngân sách hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản là 6 triệu USD. Mục tiêu tăng cường năng lực về quản lý môi trường nước cho cán bộ quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Sở Tài nguyên và Môi trường: Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết nhờ những hỗ trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế JICA Nhật Bản đối với việc nghiên cứu về quản lý môi trường lưu vực sông trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều bước tiến nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm như sửa đổi Luật bảo vệ môi trường vào năm 2005, điều chỉnh về tiêu chuẩn nước thải công nghiệp và tiêu chuẩn môi trường đối với nước, không khí và chất thải rắn, ban hành các Nghị định về phí nước thải như là một công cụ kinh tế để giảm thải lượng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Hy vọng với những kinh nghiệm của Nhật Bản trong nhưng năm tới tiếp tục giúp Việt Nam nhanh chóng khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy kiệt nguồn nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam cũng như bảo đảm sự phát triển bền vững mà Việt Nam đang hướng tới./.
(Theo Theo TTXVN/Vietnam+)
Newer news items:
- 19/06/2011 10:13 - Hồ thủy điện An Khê - Knat xả lũ gây thiệt hại kho…
- 19/06/2011 10:08 - Sử dụng tài nguyên nước ở Úc
- 18/06/2011 11:46 - Bảo vệ tài nguyên nước: Tăng cường sự giám sát của…
- 18/06/2011 11:41 - Thách thức quản lý sông ngòi: “Quyền lợi thì nhận,…
- 18/06/2011 10:59 - Tỉnh Hải Dương: Ban hành Chỉ thị tăng cường côn…
Older news items:
- 18/06/2011 00:32 - Những vấn đề cấp bách cần giải quyết trước thực tr…
- 18/06/2011 00:24 - BÀI DỰ THI CUỘC THI "BÁO CHÍ VIẾT VỀ TÀI NGUYÊN & …
- 18/06/2011 00:17 - Trên cùng một dòng sông...
- 18/06/2011 00:08 - Rừng và sông đầu nguồn tan nát
- 18/06/2011 00:04 - Khánh Hòa chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổ…