Triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP, ngày 18/3/2013, của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thời gian qua, TP Hà Nội đã tập trung cao độ cho khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các thành phố lớn và các lưu vực sông.
Ngoài chỉ đạo thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại 70 cơ sở trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, UBND thành phố giao Sở Xây dựng nghiên cứu, xây đựng, triển khai các phương án tạo cảnh quan hai bên bờ sông, đảm bảo các tiêu chí thoát nước kết hợp với cải thiện, phục hồi môi trường tại các đoạn sông bị ô nhiễm và đảm bảo dòng chảy vào mùa khô; từng bước xây dựng hệ thống thu gom nước thải đưa về các trạm xử lý tập trung trước khi xả vào nguồn nước. Trong đó, tập trung vào các sông: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét, Cầu Bây, Tích, Nhuệ, Đáy.
Một góc của sông Nhuệ
Bên cạnh đó, thành phố tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng, vận hành các trạm, nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt, làng nghề quy mô lớn, đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường; cải tạo nạo vét, xây dựng hệ thống thủy lợi liên quan trong lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy. Đồng thời, triển khai các dự án bổ sung nguồn nước sông, các công trình tiêu thoát nước, như: Vận hành thường xuyên 8 nhà máy xử lý nước thải hiện có trên địa bàn thành phố gồm: Yên Sở công suất 200.000m3/ngày đêm; Bắc Thăng Long - Vân Trì 42.000m3/ngày đêm; Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây 15.500m3/ngày đêm; Bảy Mẫu 13.300m3/ngày đêm; Kim Liên 3.700m3/ngày đêm); Trúc Bạch 2.300m3/ngày đêm; Cầu Ngà 20.000m3/ngày đêm; Nhà máy xử lý nước thải tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức 8.000m3/ngày đêm vận hành chạy thử nghiệm trong quý IV/2018 với tổng công suất thiết kế là 304.800m3/ngày đêm đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường.
Đáng chú ý, từ tháng 9/2016 đến nay, trên địa bàn thành phố đã tập trang triển khai thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường nước hồ bằng chế phẩm Redoxy-3C; đến nay, đã xử lý được 86 hồ tại khu vực nội thành và 44 hồ tại khu vực ngoại thành; lắp đặt bè thủy sinh trên 49 hồ và máy sục khí trên 30 hồ, nạo vét bùn 6 hồ; triển khai dự án nạo vét, bổ cập nước cho Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm; điều chỉnh nâng cao độ mặt nước tại các sông, hồ để đảm bảo cảnh quan môi trường và phục vụ điều hòa cấp, thoát nước trong khu vực nội đô.
UBND thành phố cũng đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh Đề án và lập dự án đầu tư hệ thống mạng quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố. Quy mô đầu tư cửa dự án bao gồm: 22 trạm quan trắc không khí; 11 trạm quan trắc nước mặt; 100 trạm quan trắc nước dưới đất... Dự án đã được UBND thành phố trình HĐND thành phố khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 7 tháng 12/2018.- 10/02/2019 09:07 - Triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồ…
- 06/02/2019 09:05 - Quảng Ninh đẩy nhanh tiến độ Dự án cải thiện môi t…
- 02/02/2019 09:04 - Làm thế nào để quản lý nguồn nước trước thách thức…
- 26/01/2019 10:35 - Nghề "canh mưa lũ" ở miền Tây Thanh Hóa đang dần h…
- 25/01/2019 09:03 - Hoàn thiện quy định việc hạn chế khai thác nước dư…
- 12/01/2019 09:00 - Tài nguyên nước nhất thiết phải được bảo vệ, khai …
- 18/12/2018 14:18 - Hội nghị tổng kết nhiệm vụ năm 2018 của Khối Thi đ…
- 18/12/2018 14:14 - Hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ viễn thám để…
- 17/12/2018 17:06 - Tham dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 của Tổ…
- 13/12/2018 18:35 - Trung tâm QH&ĐTTNNQG tham dự Hội nghị tập huấn ngh…