LTS. Quy hoạch tài nguyên nước là 1 trong 2 nhánh nhiệm vụ của Trung tâm Điều tra và Quy hoạch tài nguyên nước Quốc gia. So với Điều tra, Quy hoạch tài nguyên nước chưa có bề dày kinh nghiệm vì đang ở bước khởi đầu. Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Bằng Giang-Kỳ Cùng vừa mới hoàn thành, trình duyệt ở Hội đồng cấp cơ sở ngày 15 tháng 8 vừa qua là công trình đầu tiên, song cũng đã đạt được các kết quả như mong đợi.
Lưu vực sông Bằng Giang-Kỳ Cùng
Tính cấp thiết
Bằng Giang - Kỳ Cùng là một trong 10 hệ thống sông lớn của nước ta, là hệ thống sông liên quốc gia duy nhất ở miền Bắc chảy sang Trung Quốc. Diện tích lưu vực phần Việt Nam rộng 10.847 km2 nằm trên địa phận 3 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Kạn. Nguồn nước sông Bằng Giang - Kỳ Cùng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, trật tự xã hội, ổn định dân cư và xóa đói giảm nghèo cho nhân dân vùng núi và vùng giáp biên. Do đó đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Quyết định số 2041/QĐ-BTNMT, ngày 23 tháng 9 năm 2014, phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng và giao cho Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia tổ chức thực hiện. Đây là nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước đầu tiên của Trung tâm.
Hội đồng thẩm định báo cáo quy hoạch cấp cơ sở
Kết quả quy hoạch
Kết quả tính toán tổng lượng tài nguyên nước có thể phân bổ trên toàn lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng và xác định được 8 điểm phân bổ nguồn nước trên 5 con sông chính: Bằng Giang, Kỳ Cùng, Minh Khai, Bắc Giang, Bắc Khê để phân bổ cho các đối tượng khai thác theo nhu cầu sử dụng nước cho phép phân bổ các nguồn nước mặt và nước dưới đất cho các mục đich sử dụng trong kỳ quy hoạch như sau.
Ngoài ra cũng đã lập được quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước phù hợp với tình hình thực tế.
Tác giả bài biết đọc lời phản biện
Phản biện ngày nay phải khác xưa
“Tầm chương trích cú” không ai ưa
Tinh thần xây dựng cần phải nhớ
Có rứa, nói mấy cũng không thừa!
Lời kết
Tài nguyên nước của nước ta, nói chung và của lưu vực Bằng Giang-Kỳ Cùng nói riêng không giầu, nay còn đang đứng trước nguy cơ suy thoái do đó cần phải tính toán để có kế hoạch, quy hoạch khai thác sử dụng hợp lý, đảm bảo tính công bằng và hợp lý giữa các vùng, giữa các nhóm đối tượng sử dụng nước, giữa các khu vực hành chính, giữa vùng thượng nguồn và hạ nguồn. Không sợ thiếu nguồn nước, chỉ sợ phân bổ không công bằng, hợp lý. Do vậy, công tác quy hoạch tài nguyên nước cần được đẩy mạnh. Người viết bài này hy vọng rằng nhiệm vụ quy hoạch tài nguyên nước lưu vực Bằng Giang-Kỳ Cùng là sự khởi đầu, nhưng “vạn sự khởi đầu nan” sẽ tạo đà tốt cho việc thực hiện các nhiệm vụ về sau.
( PGS.TS. Nguyễn Văn Đản)
- 09/11/2018 15:52 - Cần thiết xây dựng tiêu chí giám sát tài nguyên nư…
- 05/11/2018 08:32 - Sự cần thiết xây dựng chỉ số đánh giá suy giảm ngu…
- 02/11/2018 14:58 - Thẩm định báo cáo kết quả thực hiện dự án “Biên hộ…
- 31/10/2018 10:05 - Sự cần thiết hoàn thiện quy định về dự báo, cảnh b…
- 30/10/2018 16:20 - Nghiệm thu cấp quản lý kết quả thực hiện Đề án “Bả…
- 25/10/2018 16:24 - Hội thảo kết quả thực hiện dự án “Biên hội - thành…
- 24/10/2018 15:21 - Xác định các thành phần tham gia vào cân bằng nước…
- 19/10/2018 08:18 - Sự cần thiết của bộ tiêu chí để lựa chọn nguồn và …
- 11/10/2018 11:51 - Cảnh báo, dự báo tài nguyên nước - vấn đề quan trọ…
- 05/10/2018 14:48 - Cần tăng cường trang thiết bị nghiên cứu để cảnh b…