Các hồ chứa nước ngọt được tạo ra khi xây các đập ngăn sông có thể tác động đến chu kì carbon và hệ thống khí hậu.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Waterloo, Canada và Đại học Libre de Bruxelles, Bỉ và được đăng trên Tạp chí Nature Communications. Nghiên cứu cho thấy, các hồ chứa và đập nhân tạo đã lưu giữ gần 1/5 lượng carbon hữu cơ chuyển từ đất liền ra sông, biển trên quy mô toàn thế giới.
Hiện tại có hơn 70.000 đập lớn trên toàn thế giới. Với việc xây dựng đập mới liên tục như hiện nay, ước tính trong khoảng 15 năm tới, hơn 90% các dòng sông trên thế giới sẽ có ít nhất 1 con đập.
Theo ông Philippe Van Cappellen, chủ nhiệm nghiên cứu của viện Nghiên cứu sinh thái thủy văn tại trường ĐH Waterloo, Canada cho biết: Các đập nước không chỉ có tác động ảnh hưởng đến môi trường tại địa phương. Rõ ràng chúng đóng một vai trò quan trọng trong chu trình carbon và khí hậu Trái đất. Những dự đoán ban đầu của nghiên cứu đã cho thấy những dấu hiệu của sự tác động này. Tuy nhiên, để có được những dự đoán chính xác hơn về biến đổi khí hậu cần phải có những nghiên cứu rõ hơn về tác động của hồ chứa theo quy mô địa phương và toàn thế giới.
Các nhà nghiên cứu của dự án đã sử dụng một phương pháp mới để xác định những gì xảy ra với carbon hữu cơ khi chảy theo các nguồn sông, suối. Đồng thời, cũng có thể nắm bắt được tác động ảnh hưởng của hơn 70 % hồ chứa nhân tạo trên thế giới. Mô hình của họ có thể liên kết các thông số vật lý như dòng chảy và kích thước hồ cùng với các quá trình xác định các dạng của carbon hữu cơ khi nước sông bị tích lại trong các hồ.
Đập nước tại thị trấn Sabiñánigo, Tây Ban Nha.
Trong các nghiên cứu tương tự gần đây, nhóm các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc xây dựng các con đập trên sông sẽ cản trở việc vận chuyển các chất dinh dưỡng như phốt pho, nitơ và silic thông qua mạng lưới sông. Những thay đổi trong dòng chảy chất dinh dưỡng đã tác động toàn cầu về chất lượng nước cung cấp cho vùng đất ngập nước, hồ, vùng đồng bằng và vùng ven biển phía hạ lưu. Đồng thời, gây ra sự thay đổi dòng chảy, thay đổi về các chất dinh dưỡng và các hợp chất các bon khác. Chính vì vậy, khi các đập và hồ nước được xây dựng ở khắp thế giới sẽ gây ra những tác động ảnh hưởng đến chu trình carbon của trái đất.
Theo Giáo sư Van Cappellen, Trường Đại học Waterloo cho biết, mô hình mới xây dựng của các nhà nghiên cứu Đại học Waterloo sẽ đưa ra những dự đoán và tính toán ban đầu về sự thay đổi chu trình carbon của trái đất trên quy mô toàn cầu.- 14/03/2017 00:00 - Sông Hằng – con sông lớn tại Ấn Độ được bảo vệ ngh…
- 11/03/2017 00:00 - Sự phát triển kinh tế có thể bị đảo ngược bởi biến…
- 09/03/2017 00:00 - Nơi khô hạn nhất châu Phi có thể biến thành khu vự…
- 08/03/2017 00:00 - Các dòng sông ở Châu Á đang bị hủy hoại nghiêm tro…
- 07/03/2017 00:00 - Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc kêu gọi thế giới tă…
- 03/03/2017 00:00 - Liên Hợp Quốc tăng cường phối hợp với các bên chức…
- 01/03/2017 00:00 - Đập thủy điện siêu lớn Đại Phục Hưng được Sudan, E…
- 10/02/2017 00:00 - Dọn sạch rác thải đại dương nhờ chính đại dương
- 08/02/2017 00:00 - Chất lượng nước ở Châu Âu được đề xuất tiêu chuẩn …
- 06/02/2017 00:00 - Gần 2 tỷ người đang phải sử dụng nước nhiễm khuẩn …